Bệnh nhân nhi bị viêm da cơ địa (atopic dermatitis – AD) thường gặp các triệu chứng ở các vị trí cổ điển như đầu gối với các dấu hiệu nghiêm trọng và nhiều triệu chứng cơ năng, trong khi bệnh nhân lớn tuổi có xu hướng biểu hiện bệnh ở vùng nếp và ít triệu chứng cơ năng hơn.
Đó là những phát hiện quan trọng từ một nghiên cứu được thực hiện tại một trung tâm y tế học thuật, nhằm xác định các kiểu hình lâm sàng liên quan đến tuổi của viêm da cơ địa.
“Các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng của viêm da cơ địa tùy thuộc vào độ tuổi khởi phát, dân tộc và mức độ nghiêm trọng của bệnh. tuy nhiên, không có nghiên cứu nào so sánh các đặc điểm lâm sàng và các dấu hiệu liên quan theo nhóm tuổi. Cải thiện hiểu biết về các kiểu hình lâm sàng của viêm da cơ địa có thể giúp hướng dẫn lựa chọn điều trị và cải thiện kết quả sức khỏe” tác giả chính TS. BS Jonathan I. Silverberg, chuyên gia y tế công cộng, giám đốc nghiên cứu lâm sàng tại khoa Da liễu tại Đại học George Washington, Washington (Mỹ) và đồng tác giả của ông đã viết trong nghiên cứu, được xuất bản trực tuyến trên tạp chí JAAD International.
Cùng với đồng tác giả Sheena Chatrath, một nhà nghiên cứu Da liễu trong khoa, Tiến sĩ Silverberg đã hồi cứu các bản câu hỏi tự trả lời đã được hoàn thành bởi 380 bệnh nhân trước khi họ đến khám tại phòng khám viêm da cơ địa của GWU từ năm 2013 đến năm 2019. Các câu hỏi bao gồm tuổi khởi phát bệnh, nhân khẩu xã hội học, thang điểm Visual Analog Scale (VAS) cho triệu chứng ngứa và giấc ngủ trong viêm da cơ địa và thang điểm số (Numeric Rating Scale – NRS) cho đau và ngứa da.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng thang điểm EASI (Eczema Area and Severity Index) để đánh giá mức độ nghiêm trọng của viêm da cơ địa và bác sĩ da liễu đã tiến hành kiểm tra da toàn thân, ghi nhận sự phân bố của sang thương và triệu chứng cơ năng
Trong số 380 bệnh nhân có 6,1% dưới 18 tuổi, 46,3% là thanh niên từ 18-39 tuổi và 47,6% là người lớn từ 40 tuổi trở lên.
So với bệnh nhi, cả thanh niên và người lớn tuổi ít bị viêm da cơ địa ở mắt cá chân hơn (tỷ lệ odds ratio hiệu chỉnh [aOR] lần lượt là 0,41 và 0,43), tổn thương viêm da cơ địa ở các khớp từ trung bình đến nặng ở các nếp (aOR là 0,47 và 0,30), vảy phấn trắng – pityriasis alba (aOR là 0,24 và 0,07), tổn thương rịnh nước (aOR là 0,44 và 0,35), và tổn thương bong tróc da từ trung bình đến nặng (aOR là 0,49 và 0,44).
Ở trẻ em, ngứa dữ dội phổ biến hơn, chiêm tỉ lệ 47,1%, so với 43,4% ở thanh niên và 38,6% ở người lớn tuổi, đồng thời mức độ ngứa ít nghiêm trọng hơn ở thanh niên và người lớn tuổi. Các nhà nghiên cứu viết: “Thật thú vị, mặc dù mức độ ngứa ở bệnh nhân nhi cao hơn, nhưng chúng tôi không tìm thấy sự khác biệt về mức độ nghiêm trọng của cơn đau da ở tất cả các nhóm tuổi. Hơn nữa, bệnh nhi được ghi nhận đau da ít hơn so với bệnh nhân người lớn. Điều này có thể là do sự khác biệt về nhận thức đau liên quan đến tuổi tác.”
Trong các phát hiện khác, so với bệnh nhi, thanh niên có nhiều khả năng bị viêm da cơ địa quanh mắt hơn (aOR,2,92), trong khi người lớn tuổi ít bị viêm da cơ địa trên khuỷu tay hơn (aOR, 0,34), núm vú (aOR, 0,40), đầu gối (aOR, 0,27) và ít có khả năng bị dày sừng nang lông (aOR, 0,38) và lichen hóa (aOR, 0,47).
Tiến sĩ Silverberg và bà Chatrath đã sử dụng phương pháp phân tích lớp tiềm ẩn để xác định bốn lớp phân bố các tổn thương viêm da cơ địa. Trong mô hình này, lớp 1 có xác suất xuất hiện tổn thương viêm da cơ địa tại tất cả các vị trí được kiểm tra thấp và lớp 2 có xác suất hiện thấp ở da đầu, mặt và chân và xác suất xuất hiện ở mức trung bình cho tất cả các vị trí viêm da cơ địa khác. Lớp 3 có xác suất cuất hiện thấp ở bàn tay, bàn chân; khả năng cao xuất hiện ban đỏ trên mặt và xác suất xuất hiện ở mức trung bình cho tất cả các dấu hiệu viêm da cơ địa khác. Lớp 4 có xác suất xuất hiện mức trung bình ở hậu môn và bàn chân, và xác suất xuất hiện ở mức cao đối với tất cả các vị trí viêm da cơ địa khác.
“Bệnh nhân nhi thường gặp nhất ở lớp 4 (33,3%), tiếp theo là lớp 1 và 2 (26,7%) và ít phổ biến nhất ở lớp 3 (13,3%)”, các tác giả viết. “Ở người trẻ tuổi, lớp 4 và lớp 1 phổ biến nhất (32,4% và 29,4%), tiếp theo là lớp 2 (27,9%) và ít phổ biến nhất là lớp 3 (10,3%). Ở người lớn tuổi, lớp 1 phổ biến nhất (40,3 %), tiếp theo là lớp 4 (23,6%) và ít phổ biến nhất là lớp 2 và 3 (18,1%).”
Các nhà nghiên cứu cũng sử dụng phân tích lớp tiềm ẩn để xác định bốn lớp cho các dấu hiệu và triệu chứng của viêm da cơ địa. Trong mô hình này, lớp 1 có xác suất thấp của tất cả các dấu hiệu viêm da cơ địa và lớp 2 có xác suất thấp của tất cả các dấu hiệu viêm da cơ địa. Lớp 3 có xác suất xuất hiện tổn thương rỉ dịch cao và xác suất xuất hiện tất cả các dấu hiệu khác thấp, trong khi lớp 4 có xác suất cao bị khô da, xác suất trung bình của bệnh vảy cá và hội chứng palmar hyperlinearity, và xác suất thấp đối với tất cả các dấu hiệu viêm da cơ địa khác.
Trong cả ba nhóm, nhóm phổ biến nhất là lớp 1 (85,6% ở người lớn tuổi, 81,8% ở người trẻ tuổi và 82,6% ở bệnh nhi). Trong số các bệnh nhi, họ viết, “lớp 3 là phổ biến thứ hai (8,7%), tiếp theo là lớp 2 và 4 (4,4%).” Trong số thanh niên, 9,7% lớp 2: 9,7%, lớp 4 : 5,7% và lớp 3: 2,8%; và trong số những người lớn tuổi, lớp 4: 8,3%, lớp 2 : 4,4% và lớp 3: 1,67%.
Bác Sĩ Zelma Chiesa Fuxench thuộc khoa da liễu tại Đại học Pennsylvania, Philadelphia, người được yêu cầu bình luận về nghiên cứu, nói rằng mặc dù viêm da cơ địa thường được coi là bệnh của trẻ em có liên quan chủ yếu đến các vùng nếp, “nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng để chứng minh rằng viêm da cơ địa không chỉ là một căn bệnh của thời thơ ấu với biểu hiện lâm sàng cố định mà còn là một bệnh có hình thái đa dạng với biểu hiện lâm sàng khác nhau giữa các nhóm dân cư”
Mặc dù nghiên cứu cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự khác biệt lâm sàng có thể quan sát được giữa các nhóm viêm da cơ địa, nhưng “cần phải cẩn thận khi diễn giải những kết quả này vì nghiên cứu được thực hiện ở một trung tâm duy nhất với các quan sát được thu thập trong một lần khám”, cô nói thêm “viêm da cơ địa không phải là bệnh ‘tĩnh’; biểu hiện của nó có thể giống nhau ở một bệnh nhân nhưng có thể thay đổi ở một bệnh nhân khác trong suốt cuộc đời của họ.