• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Ngứa do thần kinh gặp nhiều ở bệnh nhân xơ cứng rải rác hơn chúng ta thường nghĩ

ThS.BS Lê Minh Châu

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Nghiên cứu cắt ngang được đăng trên Journal of the European Academy of Dermatology & Venerology cho thấy nhiều bệnh nhân xơ cứng rải rác (MS) có cơn ngứa kịch phát do thần kinh và ngứa này thường gặp hơn ở những bệnh nhân có tổn thương tủy sống và thân não.

Xem thêm

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Bảy mươi bảy (77) bệnh nhân xơ cứng rải rác tại Multiple Sclerosis Center of Excellence, Miami được đánh giá dựa trên Bảng câu hỏi chuẩn về ngứa để tìm ra tần suất và đặc điểm của ngứa mạn tính trên các bệnh nhân này.

Bảng câu hỏi đánh giá mức độ ngứa bằng thang điểm 10  (10-point numeric rating scale _NRS), thang điểm Likert và chỉ số Chất lượng Cuộc sống bị ảnh hưởng bởi ngứa (Itch-Specific Quality of Life _ ItchyQol).

Hơn 1/3 bệnh nhân (35%) có ngứa. Trong nhóm bệnh nhân ngứa, có 81,5% là phụ nữ, tuổi trung bình là 46,5±14,3.

88,9% có các đợt bệnh tải phát và 14,8% không dùng bất cứ phương pháp điều trị nào. Trong nhóm bệnh nhân không ngứa, các con số này lần lượt là 62%; 40,1±14,6;78% và 24%.

So với những bệnh nhân không ngứa, bệnh nhân ngứa có các triệu chứng sau đây nhiều hơn: suy giảm nhận thức (63% so với 26%, P=0,002), sợ hãi hay trầm cảm (48% so với 16%; P =0,003), mệt mỏi (77,8% so với 44%; P =0,004) và nhạy cảm với nhiệt độ (48,1% so với 20%; P =0,010).

Theo hình ảnh được ghi nhận khi chụp cộng hưởng từ, bệnh nhân ngứa thường có tổn thương tủy sống cổ sau (74% so với 46%; P =0,03) và tổn thương tủy trước hay tủy sống cổ (29,6% so với 8%; P =0,02) hơn so với những bệnh nhân không ngứa.

Các bác sĩ thực hành lâm sàng nên lưu ý về triệu chứng ngứa khu trú do thần kinh ở các bệnh nhân mắc bệnh xơ cứng rải rác. Ảnh minh họa

Các bệnh nhân ngứa có mức độ ngứa trung bình là 5,42±2,63; ngứa khoảng 3,31±2,94 lần mỗi ngày, mỗi lần ngứa kéo dài 14,16±11,43 phút, thời gian ngứa trung bình khoảng 3,35±3,21 năm, mức độ dễ chịu sau cào gãi (đánh giá từ thang điểm -5 đến 5) là 1,6±2,59.

Theo ItchyQol, ngứa ảnh hưởng ít đến chất lượng cuộc sống nhưng hơn ½ bệnh nhân (52%) nói họ ngứa phát điên lên.

Trong ngày, bệnh nhân thường ngứa từng cơn (77,7%) hơn là ngứa dai dẳng (22,3%); thường ngứa vào ban đêm (88,88%) hơn là ban ngày (70,3%); thường bị vào mùa xuân nhiều nhất (66,66%), kế đến là mùa hè (62,96%), mùa thu (51,8%) và cuối cùng là mùa đông (48,1%).

Thường bệnh nhân ngứa râm ran (55%) và ngứa kiểu châm chích (45%) ở chi trên (51,9%), chi dưới (48,1), mặt hay da đầu (37%) và thân mình (29,6%). Yếu tố khởi phát ngứa thường là nhiệt (52%) và stress (45%).

Giới hạn của nghiên cứu là cỡ mẫu nhỏ, không theo dõi lâu dài và các nhà nghiên cứu cũng không rõ là triệu chứng ngứa có thay đổi theo thời gian hay không.

Các tác giả nghiên cứu kết luận rằng “Các bác sĩ thực hành lâm sàng nên lưu ý về triệu chứng ngứa khu trú do thần kinh ở các bệnh nhân mắc bệnh xơ cứng rải rác. Triệu chứng này thường gặp hơn là chúng ta nghĩ. Nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Những bệnh nhân MS có ngứa thường có nguy cơ mắc các triệu chứng liên quan đến MS và tổn thương tủy cổ, thân não hơn các bệnh nhân không ngứa.”

Nguồn:

Ingrasci G, Tornes L, Brown A, et al. Chronic pruritus in multiple sclerosis and clinical correlates. J Eur Acad Dermatol Venereol. Published online August 26, 2022. doi:10.1111/jdv.18561

Tags: bệnh nhân xơ cứng rải rácMSngứaThS.BS Lê Minh Châu
Share348SendSend
Previous Post

Thuốc rituximab có thể gây viêm da mủ hoại thư?

Next Post

Nấm mốc đen – “kẻ thù” của người suy giảm miễn dịch

Related Posts

Các Bệnh Da Khác

Trẻ em bị sẩn teo da (Atrophic Papulosis) thường kèm triệu chứng tiêu hóa và thần kinh

by Quý
14/02/2023
0

Dữ liệu từ nghiên cứu đăng trên Journal of the European Academy of Dermatology & Venerology cho thấy khác với...

Read more

Tại sao da mặt nhiều đàn ông đẹp hơn phụ nữ?

13/02/2023

Chàng trai chi tiền triệu mỗi tháng để đầu tư chăm sóc da, skincare

13/02/2023

Bác sĩ da liễu, thẩm mỹ da lý giải vì sao nam giới ít chăm sóc da, skincare, nhưng da vẫn đẹp

13/02/2023
Load More
Next Post

Nấm mốc đen - “kẻ thù” của người suy giảm miễn dịch

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

by Quý
27/03/2023
0

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phương Thảo, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y...

Read more

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM