• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Nguy cơ nhiễm virus nếu dùng khẩu trang sai cách

ThS.BS Thái Thanh Yến, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Tái sử dụng, đeo ngược mặt khẩu trang y tế hoặc vệ sinh khẩu trang vải không sạch tạo điều kiện cho virus phát triển.

Xem thêm

Lạm dụng tẩy tế bào chết – Tưởng lợi nhưng hại không tưởng!

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Trong mùa dịch bệnh Covid – 19, sử dụng khẩu trang là một trong những biện pháp cơ bản góp phần phòng tránh lây nhiễm khi tiếp xúc với người khác. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, khẩu trang có thể là nơi ẩn chứa mầm bệnh và gây hại cho người dùng.

Tái sử dụng hoặc sử dụng khẩu trang không đúng cách

Mặt ngoài khẩu trang thường tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn, virus, tác nhân bên ngoài môi trường. Mặt trong tiếp xúc với dịch tiết, hắt hơi từ miệng nói kèm theo bụi bẩn chất nhờn trên da. Khi tháo bỏ không đúng cách, mặt trong phơi ra ngoài khiến các tác nhân trong môi trường bám vào, nếu dùng lại sẽ tiếp xúc trực tiếp với da, mũi miệng và vi khuẩn, virus làm lây lan sang tay và các đồ dùng xung quanh chúng ta.

Ngoài ra, khẩu trang sử dụng lại thường gây nhàu nát, cất giữ không đúng cách còn làm mất an toàn về tính lọc, thấm khiến các tác nhân bên trong dễ lọt qua từ trong ra ngoài và ngược lại. Khi đó, khả năng bảo vệ các tác nhân gây bệnh của khẩu trang không còn.

Không dùng tay sờ vào bề mặt khẩu trang khi đang đeo. Không bỏ khẩu trang khi giao tiếp, khi ho, hắt hơi nơi công cộng. Ảnh minh họa

Khi đeo khẩu trang phải để mặt xanh ra ngoài do mặt màu xanh có tính chống nước, các giọt nước bọt lớn bắn vào sẽ không thấm vào trong. Mặt màu trắng có tính hút ẩm, nên quay vào trong, để hơi thở thoát ra thấm vào khẩu trang.

Không dùng tay sờ vào bề mặt khẩu trang khi đang đeo. Không bỏ khẩu trang khi giao tiếp, khi ho, hắt hơi nơi công cộng.

Khi tháo khẩu trang chỉ cầm vào dây đeo qua tai để tháo, tránh chạm tay vào bề mặt khẩu trang có thể khiến virus bám trên tay và từ tay lây nhiễm qua mắt, mũi, miệng; các vật bám khác do tay chạm vào.

Không vệ sinh khẩu trang sạch sẽ

Ngoài khẩu trang y tế, bạn có thể sử dụng khẩu trang vải kháng khuẩn đạt chuẩn để ngăn ngừa dịch bệnh. Tuy độ che phủ bề mặt không cao bằng khẩu trang y tế nhưng vẫn có thể ngăn cản dịch hô hấp của người sử dụng, tránh đưa giọt bắn ra ngoài, giảm lây lan virus.

Khẩu trang vải có thể tái sử dụng khoảng 30 lần giặt nhưng nên ngâm xà phòng diệt khuẩn 15 phút ở 100 độ C rồi giặt sạch lại. Sau khi giặt sạch, phơi khẩu trang ở nơi có ánh nắng mặt trời để tránh việc vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để ẩn náu hoặc lan rộng thêm. Không ủi là khẩu trang để tránh làm lây nhiễm chéo vi khuẩn. Không sử dụng khẩu trang ướt bởi khi ẩm khả năng bám bụi, bám virus cao hơn.

Bên cạnh khẩu trang, chúng ta còn phòng ngừa bệnh bằng kết hợp nhiều biện pháp như rửa tay thường xuyên. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, mọi người phải kết hợp đầy đủ và đồng thời nhiều biện pháp khác như thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch rửa tay nhanh, đặc biệt là sau khi ho, hắt hơi; sau khi cầm, nắm, tiếp xúc với các vật dụng có nguy cơ chứa nhiều vi khuẩn như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang…..

Tuyệt đối không được khạc nhổ bừa bãi, hạn chế tập trung nơi đông người. Tập thể dục hàng ngày và kiểu soát căng thẳng, cân bằng dinh dưỡng hợp lý, không lạm dụng chất kích thích để tăng cường miễn dịch bản thân giúp phòng bệnh.

Nguồn: VNExpress

Tags: khẩu trangrửa tayThS. BS. Thái Thanh Yến
Share348SendSend
Previous Post

Bí quyết cho làn da đẹp từ phụ nữ Nhật

Next Post

Những nguyên nhân “tàn phá” vẻ đẹp làn da

Related Posts

Các Bệnh Da Khác

Bệnh nhân rụng tóc mảng thường mắc rối loạn lo âu, trầm cảm

by Quý
13/02/2023
0

Qua phân tích, 7% - 17% bệnh nhân mắc rụng tóc từng mảng (AA) cho biết họ bị rối loạn...

Read more

Lupus ban đỏ dạng đĩa tiến triển thành Lupus ban đỏ hệ thống thể nặng: Một số yếu tố nguy cơ

30/12/2022

Ức chế Calcineurin điều trị viêm da cơ địa không liên quan đến nguy cơ ung thư

26/12/2022

Laser vi điểm Fractional CO2 có thể cải thiện mụn trứng cá

24/10/2022
Load More
Next Post

Những nguyên nhân “tàn phá” vẻ đẹp làn da

Bài xem nhiều

Bệnh Da Liễu

Lạm dụng tẩy tế bào chết – Tưởng lợi nhưng hại không tưởng!

by Quý
29/03/2023
0

Tẩy tế bào chết, hay tẩy da chết, là một bước cần thiết để dưỡng da. Tuy nhiên nếu tẩy...

Read more

Lạm dụng tẩy tế bào chết – Tưởng lợi nhưng hại không tưởng!

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM