Thứ Ba, 19 Tháng Một , 2021
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Những nguyên nhân “tàn phá” vẻ đẹp làn da

BS.CKI Lê Vi Anh, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại Học Y Dược

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Rất nhiều nguyên nhân cả bên trong lẫn bên ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe và vẻ đẹp làn da. Vì vậy, hiểu được nguyên nhân giúp chúng ta chăm sóc da tốt hơn, tạo ra làn da khỏe mạnh, tươi tắn lâu dài.

Xem thêm

Bệnh viêm da dầu, nguyên nhân và cách chữa trị

Bệnh nhân bị chàm bàn tay thường bị stress nặng

Chế độ ăn uống tốt nhất trong năm 2021

5 thói quen hủy hoại da, 7 bí quyết giữ làn da trẻ trung

Yếu tố nội sinh là gì?

Vẻ đẹp và sức khỏe làn da do nhiều yếu tố tác động trong đó có nhân tố bên trong hay còn gọi là yếu tố nội sinh. Làn da còn là “hàn thử biểu” về sức khỏe tổng thể người trong cuộc. Khi da tốt, nó sẽ đảm nhận chức năng vốn có để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường như chất kích ứng, dị ứng nguyên và vi khuẩn, điều chỉnh nhiệt độ, tạo vẻ ngoài và cảm giác mịn màng, ngậm nước tốt, và mang lại làn da đều màu sắc.

Các yếu tố nội sinh ảnh hưởng đến làn da rất đa dạng, có thể kể đến như di truyền, hormone và các tình trạng bệnh mạn tính… Yếu tố di truyền của mỗi cá thể sẽ xác định loại da của mỗi người như da thường, da nhờn, da dầu hay da hỗn hợp và ảnh hưởng của quá trình lão hóa đến tình trạng da tổng thể như thế nào.

Những tác động đó bao gồm sự suy giảm chức năng tái tạo và phục hồi của tế bào, làm giảm hoạt động của tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn, các mô liên kết của da nhanh bị thoái hóa do giảm khả năng giữ nước, mất sự săn chắc. Ngoài ra còn có sự sụt giảm các sợi elastin khiến da mất đi khả năng đàn hồi tốt..

Các bệnh ngoài da dễ bị mắc phải như bệnh viêm da cơ địa, bênh vảy nến và bệnh da vảy cá cũng là các bệnh được quyết định do di truyền. Ví dụ, những người được sinh ra với bộ gien thiếu hụt Filaggrin (một loại protein được tìm thấy ở da) sẽ có chức năng của hàng rào bảo vệ da nhanh bị suy yếu và có xu hướng da nhạy cảm và dễ mắc bệnh viêm da cơ địa.

Với các tình trạng di truyền này, làn da có thể dễ bị kích ứng khi căng thẳng và trầm trọng thêm nếu có sự góp mặt của các nhân tố bên ngoài. Do đó, cần có một quy trình chăm sóc da thích hợp chuyên biệt.

Ngoài ra, nếu mắc một số bệnh mạn tính như tiểu đường hay suy thận…, sức khỏe, tình trạng da cũng nhanh bị ảnh hưởng hơn so với nhóm người khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt.

Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến da còn phải kể đến những thay đổi về hormone hay nội tiết tố. Khi nội tiết tố thay đổi nó ảnh hưởng đến da và có thể gây ra mụn trứng cá. Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai cũng là lúc cơ thể xuất hiện nhiều biến đổi, tăng sắc tố và ảnh hưởng đến cân bằng độ ẩm của da. Khi hormone thay đổi, kéo theo hàng loạt thay đổi như phát sinh mụn trứng cá tuổi dậy thì.

Khi mang thai, hormone còn có thể làm tăng sản xuất melanin phát sinh hiện tượng tăng sắc tố hoặc rám má ở mẹ bầu.

Nồng độ estrogen của nữ giới sụt giảm cũng là một phần của quá trình lão hóa sinh học, đặc biệt thường thấy sau thời kỳ mãn kinh. Estrogen có tác dụng làm cân bằng độ ẩm của da và sự suy giảm của nó dẫn đến thay đổi cấu trúc, gây ra hiện tượng teo da do tuổi tác.

Bí quyết chăm sóc da do yếu tố nội sinh gây ra

Phải nói ngay rằng các yếu tố nội sinh là do cơ địa của mỗi người, người thì khỏe, người thì yếu nên sức khỏe da cũng biến thiên. Vì vậy các phương thức trị liệu có thể can thiệp làm giảm tác động tiêu cực do các nhân tố bên trong gây ra. Trước hết cần chú ý đến các giải pháp dưới đây:

Duy trì lối sống khoa học, lành mạnh có thể hạn chế quá trình lão hóa và ngăn chặn các vấn đề về da. Quản lý cuộc sống, đặc biệt làm việc khoa học, nghỉ ngơi hợp lý. Hạn chế căng thẳng (stress), sống vui, sống khỏe để làm cho da đẹp hơn, ít gặp các vấn đề về da như mụn, xỉn da, nám da…

Tăng cường thực phẩm có ích, bổ sung collagen như rau xanh, trái cây, kết hợp cung cấp đủ protein và vitamin, khoáng chất, giàu vitamin C, ít chất béo và đường (Ảnh minh họa)

Duy trì cuộc sống năng vận động, hạn chế nằm nhiều, ngồi nhiều. Luyện tập thể dục thường xuyên có tác dụng giúp mau lưu thông tốt, ra nhiều mồ hôi giúp lỗ chân lông thông thoáng, khử độc làm cho da tưới sáng.

Ngoài ra cũng nên trọng tâm tới giấc ngủ, ngủ đủ thời lượng và chất lượng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, da tái tạo và phục hồi tế bào nhanh.

Ăn uống cân bằng, khoa học, đủ chất, tăng cường thực phẩm có ích bổ sung collagen cho cơ thể, như rau xanh, trái cây, kết hợp cung cấp đủ protein và vitamin, khoáng chất, giàu vitamin C, ít chất béo và đường. Chế độ ăn ít đường cũng sẽ giúp cho đường huyết và insulin ổn định, cho phép các tế bào phát triển bình thường.

Tránh xa thuốc lá, kể cả hút thuốc lá thụ động (hít phải khói người hút phả ra), rượu bia, chất kích thích …. Đây là kẻ thù của làn da, tạo nên các gốc tự do gây hại cho da. Khói thuốc lá làm thu hẹp các mao mạch máu ở các lớp da bên trong. Điều này làm giảm lượng máu lưu thông và triệt tiêu lượng oxy và dưỡng chất, tổn hại đến collagen và tính đàn hồi của da.

Tags: BS. CKI Lê Vi Anhchăm sóc darám mátăng sắc tốteo da
Share348SendSend
Previous Post

Nguy cơ nhiễm virus nếu dùng khẩu trang sai cách

Next Post

Những sai lầm ảnh hưởng da trong mùa dịch Covid – 19

Related Posts

Thẩm Mỹ Da

Liệu pháp TGF -β không xâm lấn giúp cải thiện làn da

by Quý
13/01/2021
0

Theo nghiên cứu được đăng trên tờ Journal of Cosmetic Dermatology, liệu pháp dùng yếu tố tăng trưởng có thể...

Read more

Bí quyết làm sạch da, dưỡng ẩm những ngày đông lạnh của phụ nữ Nhật Bản

11/01/2021

Bác sĩ của bạn: Nguyên nhân gây bỏng và cách xử trí

17/12/2020

Vài phương cách điều trị sẹo vùng mặt thành công

16/12/2020
Load More
Next Post

Những sai lầm ảnh hưởng da trong mùa dịch Covid - 19

Bài xem nhiều

Bệnh da nhiễm khuẩn

Bệnh viêm da dầu, nguyên nhân và cách chữa trị

by Quý
18/01/2021
0

Viêm da dầu là một bệnh về da dai dẳng và khó xử lý. Ngoài ảnh hưởng đến thẩm mỹ...

Read more

Bệnh viêm da dầu, nguyên nhân và cách chữa trị

Bệnh nhân bị chàm bàn tay thường bị stress nặng

Chế độ ăn uống tốt nhất trong năm 2021

5 thói quen hủy hoại da, 7 bí quyết giữ làn da trẻ trung

Liệu pháp TGF -β không xâm lấn giúp cải thiện làn da

Hội chứng Steven Johnson, bệnh cấp tính về da hiếm gặp

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM