• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Nhu cầu tìm ra phương pháp thay thế sử dụng kháng sinh lâu dài trong điều trị mụn trứng cá

ThS.BS Nguyễn Phương Thảo

Theo một nghiên cứu, việc sử dụng kháng sinh để điều trị mụn trứng cá thường xuyên kéo dài quá thời gian từ 3 đến 4 tháng được khuyến nghị bởi Học viện Da liễu Hoa Kỳ.

Các ý chính:
– Kháng sinh thường được sử dụng dài hơn so với thời gian khuyến cáo là 3 – 4 tháng trong điều trị trứng cá
– Cần phải có phương pháp điều trị thay thế cho việc sử dụng kháng sinh kéo dài trên những bệnh nhân trứng cá

Raidah J. Salem, PharmD, của Almirall LLC, phát biểu: “Lý do đằng sau việc nghiên cứu mụn trứng cá và sử dụng kháng sinh nhằm cung cấp hiểu biết hiện tại về việc kê đơn kháng sinh trong điều trị mụn trứng cá. Nghiên cứu trước đây về kê đơn thuốc kháng sinh trong da liễu phản ánh tỷ lệ kê toa kháng sinh của bác sĩ da liễu. 

Xem thêm

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Mụn trứng cá là bệnh ngoài da phổ biến nhất, trọng tâm nghiên cứu là bước tiếp theo có giá trị thực tiễn để đạt được những hiểu biết sâu hơn về quản lý điều trị mụn trứng cá.” Điều này rất quan trọng vì tình trạng kháng kháng sinh liên quan đến việc sử dụng kéo dài tiếp tục là mối lo ngại về sức khỏe cộng đồng.

Sử dụng kháng sinh kéo dài là nhu cầu phổ biến của bệnh nhân. Ảnh minh họa

Trong quá trình đánh giá hồi cứu các xu hướng sử dụng kháng sinh trong điều trị mụn trứng cá, Salem và các đồng nghiệp đã tìm kiếm cơ sở dữ liệu của IBM MarketScan từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 9 năm 2016.

Nghiên cứu bao gồm những bệnh nhân từ 9 tuổi trở lên đã được chẩn đoán mắc bệnh mụn trứng cá và đã được kê đơn thuốc kháng sinh đường uống. Thời gian sử dụng kháng sinh đường uống dài hơn 12 tháng được coi là tiêu chí chính. Điều trị liên tục được định nghĩa là khoảng cách giữa các đơn thuốc là 30 ngày hoặc ít hơn.

Salem cho biết: “Điều thú vị về thiết kế nghiên cứu là nó phản ánh được đánh giá thực về lịch sử điều trị của bệnh nhân thông qua phân tích hồi cứu. Các bệnh nhân đáp ứng các tiêu chí đưa vào cũng được theo dõi trong hơn 18 tháng liên tục, để tạm thời liên kết đơn thuốc kháng sinh đường uống của họ với chẩn đoán mụn trứng cá.”

Có tổng cộng 46.267 toa thuốc kháng sinh đường uống được ghi nhận trong nghiên cứu. Trong đó, doxycycine được chỉ định trong 36,7% đơn thuốc và minocycline được sử dụng trong 36,5%. Việc sử dụng liên tục kháng sinh đường uống trong 3 tháng đã được quan sát thấy ở 36% trường hợp.

Các dữ liệu cho thấy có 18% trưởng hợp sử dụng kháng sinh liên tục trong vòng 6 tháng, trong 9 tháng và 12 tháng lần lượt là 10% và 5%. Như vậy, trong nghiên cứu, số lượng bệnh nhân được sử dụng tetracyclines cao hơn so với các loại thuốc khác.

Ảnh minh họa

Nghiên cứu phân tích sâu hơn với từng loại thuốc cụ thể, tetracyclines được kê toa liên tục trong 3 tháng ở 40,2% bệnh nhân. Trái lại, ở thời điểm 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng, tỉ lệ này lần lượt là 18,6%, 10,5% và 5,1%. Với doxycycline, tỉ lệ bệnh nhân được kê toa liên tục trong 3 tháng là 34,7%.

Ở thời điểm 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng, tỉ lệ này này lần lượt là 14,6%, 7,7% và 3,9%. Salem cho biết: “Về kết quả nghiên cứu, tôi sẽ không nói đó là điều bất ngờ, tuy nhiên điều thú vị là phần lớn các liệu trình điều trị kéo dài khoảng 9 tháng, vượt quá các khuyến nghị sử dụng kháng sinh trong hướng dẫn điều trị mụn trứng cá.

Những khuyến nghị này được coi là một chiến lược trong quản lý kê đơn thuốc kháng sinh tốt và ở đây chúng tôi nhận thấy nhu cầu điều trị tiếp tục của bệnh nhân, tạo cơ hội cho việc xem xét các lựa chọn thay thế cho kháng sinh phổ rộng.”

Tuy nhiên, điểm hạn chế của nghiên cứu là tính chất hồi cứu và thời gian theo dõi ngắn.

Tóm lại, Salem kết luận: “Kết quả của nghiên cứu phản ánh những bằng chứng thật về việc điều trị mụn trứng cá. Việc sử dụng kháng sinh đường uống kéo dài là nhu cầu phổ biến của bệnh nhân. Do đó, nhu cầu mới phát sinh hiện nay là tìm ra những phương thức thay thế cho kháng sinh phổ rộng đường toàn thân.”

Tags: điều trị mụn trứng cákháng sinh phổ rộngtetracyclinesThS.BS. Nguyễn Phương Thảo
Previous Post

Những yếu tố thường gặp gây khởi phát hay làm vảy nến diễn tiến nặng

Next Post

Nhắm mục tiêu tế bào B, tương bào (plasma cell, plasmocyte) hỗ trợ điều trị viêm tuyến mồ hôi mủ (hidradenitis suppurativa – HS)

Related Posts

Bệnh da nhiễm khuẩn

Ứng dụng công nghệ trong điều trị mụn trứng cá

by Quý
24/11/2023
0

BSCKI. Dương Phương Chi đang công tác tại Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, cho biết mụn trứng cá...

Read more

Chất ức chế tnf – alpha giúp cải thiện nhưng cũng có thể làm trầm trọng thêm mụn trứng cá

21/05/2023

Kem lovastatin 2% đơn thuần có thể cải thiện bệnh porokeratosis nông lan tỏa do ánh sáng

08/07/2023

Laser 1.726nm hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá

19/10/2022
Load More
Next Post

Nhắm mục tiêu tế bào B, tương bào (plasma cell, plasmocyte) hỗ trợ điều trị viêm tuyến mồ hôi mủ (hidradenitis suppurativa - HS)

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

by vuong
12/05/2025
0

https://youtu.be/whdRSU8K5Dg 🔥🔥🔥 LỢI ÍCH CỦA VITAMIN C ĐỐI VỚI LÀN DA - THS.BS NGÔ ANH TUẤN - HTV9 🌞🌞🌞 Chương...

Read more

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status