Trong khi các chất ức chế yếu tố hoại tử khối u-alpha (TNF-α) đã cho thấy kết quả tích cực trong điều trị mụn trứng cá, việc sử dụng các chất này trong điều trị các bệnh lý khác có thể kích thích sự phát triển mụn trứng cá.
Những điểm chính
– Thuốc ức chế yếu tố hoại tử khối u – alpha (TNF-α) kích thích một phần (53,2%) và cải thiện hoàn toàn (40,4%) ở bệnh nhân bị mụn trứng cá.
– Các chất ức chế TNF-α gây ra mụn trứng cá ở 63,8% bệnh nhân.
Theo một nghiên cứu, trong khi các chất ức chế yếu tố hoại tử khối u-alpha (TNF-α) đã cho thấy kết quả tích cực trong điều trị mụn trứng cá, việc sử dụng các chất này trong điều trị các bệnh lý khác có thể kích thích sự phát triển mụn trứng cá.
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã mô tả đặc điểm nhân khẩu học, biểu hiện lâm sàng, phương pháp điều trị và kết quả của bệnh nhân dùng thuốc ức chế TNF để điều trị mụn trứng cá và những người bị mụn trứng cá sau khi điều trị với chất ức chế TNF-α cho các bệnh lý khác.
Mặc dù các chất ức chế yếu tố hoại tử khối u-alpha cho thấy kết quả tích cực trong điều trị mụn trứng cá, nhưng việc sử dụng các chất ức chế này cho các tình trạng khác có thể kích thích sự phát triển mụn trứng cá mới. Ảnh minh họa
“Các chất ức chế TNF có thể là một phương pháp điều trị hữu ích đối với mụn trứng cá nặng và kháng trị hoặc mụn trứng cá trong các hội chứng tự viêm như SAPHO (viêm màng hoạt dịch, mụn trứng cá, mụn mủ, phì đại xương, viêm xương), PAPA (viêm khớp sinh mủ, viêm da mủ hoại thư và mụn trứng cá) và PASH (viêm da mủ hoại thư, mụn trứng cá và viêm tuyến mồ hôi nung mủ),” John S. Barbieri, MD, MBA, trợ lý giáo sư tại Trường Y Harvard và giám đốc phòng khám trị liệu mụn trứng cá nâng cao tại Bệnh viện Brigham and Women’s phát biểu.
Sử dụng cơ sở dữ liệu từ PubMed và các hệ thống mạng lưới khoa học từ khi bắt đầu nghiên cứu cho đến ngày 17 tháng 10 năm 2022, Barbieri và các đồng nghiệp đã tiến hành đánh giá một cách có hệ thống 53 tài liệu nghiên cứu, bao gồm 64 bệnh nhân. Trong đó, các chất ức chế TNF-α được sử dụng bao gồm adalimumab (n = 7), infliximab (n = 9) và etanercept (n = 1).
Kết quả cho thấy trong số 47 bệnh nhân bị mụn trứng cá được điều trị bằng thuốc ức chế TNF, 25 bệnh nhân (53,2%) thấy cải thiện một phần và 19 bệnh nhân (40,4%) khỏi bệnh hoàn toàn.
Mặt khác, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các chất ức chế TNF đôi khi có thể liên quan đến sự phát triển của mụn trứng cá, đặc biệt là ở những người không có tiền sử mắc bệnh này. Mụn xuất hiện ở 30 bệnh nhân (63,8%) như là một phần của phản ứng viêm. Trong số 17 bệnh nhân bị mụn trứng cá sau khi điều trị bằng chất ức chế TNF cho các tình trạng khác ngoài mụn trứng cá, chỉ có một bệnh nhân có tiền sử bị mụn trứng cá.
Theo Barbieri, những trường hợp mụn trứng cá này nghiêm trọng đến mức bệnh nhân phải ngừng điều trị bằng chất ức chế TNF (n = 8) hoặc thay đổi phương pháp điều trị (n = 6). Theo nghiên cứu, chỉ có ba bệnh nhân báo cáo tác dụng phụ.
Barbieri nói: “Thực tế là các chất ức chế TNF có thể vừa là phương pháp điều trị vừa là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá. Điều này cũng cung cấp thêm cái nhìn sâu sắc về tầm quan trọng của tín hiệu TNF và interleukin-17 trong cơ chế bệnh sinh của mụn trứng cá.”
Dựa trên những kết quả này, các tác giả đã kết luận rằng chất ức chế TNF là một phương pháp điều trị tiềm năng cho mụn trứng cá nặng và kháng trị; tuy nhiên, nếu nổi mụn sau khi điều trị, đó có thể là do tác dụng của chất ức chế TNF.