• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Kem lovastatin 2% đơn thuần có thể cải thiện bệnh porokeratosis nông lan tỏa do ánh sáng

ThS.BS Nguyễn Phương Thảo

Theo một nghiên cứu, việc kết hợp kem bôi lovastatin 2%  với cholesterol 2% không mang lại lợi ích đáng kể hơn so với kem bôi lovastatin 2% đơn độc trong điều trị bệnh porokeratosis nông lan tỏa do ánh sáng (DSAP).

Xem thêm

Những điều bạn cần biết về ung thư da đầu

Ung thư da sống được bao lâu?

Rôm sảy là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nhiệt miệng là gì? Cách trị nhiệt miệng hiệu quả, dứt điểm

Các điểm cần lưu ý:

– Kem lovastatin đơn thuần hoặc kem lovastatin kết hợp cholesterol có hiệu quả tương đương trong điều trị bệnh porokeratosis nông lan tỏa do ánh sáng (DSAP)

– Kem lovastatin có thể là chọn lựa đầu tiên trong điều trị bệnh lý porokeratosis nông lan tỏa do ánh sáng

Sự kết hợp lovastatin 2% tại chỗ với kem bôi cholesterol 2% không mang lại lợi ích đáng kể so với kem bôi lovastatin 2% đơn độc trong điều trị bệnh porokeratosis bề mặt lan tỏa

Theo bác sĩ Gabriella Santa Lucia, MD, MSCR, thuộc khoa Da liễu và Phẫu thuật Da liễu tại Đại học Y khoa Nam Carolina và các đồng nghiệp cho biết “DSAP là một biến thể của bệnh porokeratosis với biểu hiện trên lâm sàng dưới dạng nhiều mảng hoặc ban đỏ màu hồng hoặc nâu ở những vùng tiếp xúc với ánh sáng.”

“Các tổn thương DSAP thường lành tính; tuy nhiên, biến đổi ác tính không phải là hiếm và có thể xảy ra với tỉ lệ cao hơn so với dân số nói chung và các biến thể  porokeratosis có tính chất gia đình khác,” các nhà nghiên cứu chia sẻ thêm.

Trong nghiên cứu giai đoạn 1 này, Santa Lucia và các đồng nghiệp đã so sánh tính an toàn và hiệu quả của kem bôi lovastatin 2% kết hợp với cholesterol 2% (lovastatin-cholesterol) với kem bôi lovastatin 2% (lovastatin) đơn độc ở người lớn mắc DSAP.

Từ ngày 3 tháng 8 năm 2020 đến ngày 28 tháng 4 năm 2021, những người tham gia được chỉ định ngẫu nhiên sử dụng kem lovastatin-cholesterol một hoặc hai lần mỗi ngày (n = 17; tuổi trung bình là 59,2 tuổi; 76,5% là phụ nữ) hoặc kem lovastatin (n = 14; tuổi trung bình là 53,7 tuổi; 92,9% là phụ nữ) trên các vùng bị ảnh hưởng trong 12 tuần.

Hiệu quả được đánh giá dựa trên tỷ lệ phần trăm khỏi tổn thương sau 12 tuần điều trị, được đánh giá bằng chỉ số đánh giá tổng quát mức độ nặng DSAP, với 0 điểm là sạch hoàn toàn thương tổn, 4 điểm là mức độ nặng.  

Đến tuần thứ 12, kết quả cho thấy cả hai công thức đều có hiệu quả như nhau. Mức độ nặng của bệnh ở nhóm lovastatin-cholesterol giảm 50%, từ 3,08 (95% KTC, 2,57-3,6) xuống 1,54 (95% KTC, 1,04-2,05), so với mức giảm 51,4%, từ 2,92 (95% KTC, 2,4-3,43) đến 1,5 (95% KTC, 0,99-2,01) trong nhóm lovastatin.

Hiệu quả cũng không bị ảnh hưởng bởi tần suất sử dụng. Với những người thoa kem hai lần một ngày có sự thay đổi về điểm số là 1,54 (95% KTC, 0,9-2,19) so với những người thoa kem một lần một ngày có sự thay đổi về điểm số là 1,42 (95% KTC, 0,77-2,06).

Vào cuối cuộc nghiên cứu, 93,3% bệnh nhân trong nhóm lovastatin-cholesterol và 92,3% bệnh nhân trong nhóm lovastatin báo cáo có sự cải thiện tổng thể.

Có ít hơn 10 tác dụng phụ được xem là có thể liên quan đến thuốc nghiên cứu, tuy nhiên, tất cả những người tham gia có xuất hiện tác dụng phụ đều có thể hoàn thành nghiên cứu. Ngoài ra, những người tham gia báo cáo không có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào xảy ra.

Vì cả hai công thức đều có hiệu quả như nhau nên các tác giả nhận xét rằng việc bổ sung cholesterol là không cần thiết và chỉ cần dùng kem lovastatin là đủ.

Từ đó, Santa Lucia và các đồng nghiệp đã kết luận: “Kem lovastatin có thể là một lựa chọn điều trị mới có hiệu quả cho những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh DSAP.”  

Tags: cải thiện bệnh porokeratosisKem lovastatinThS.BS. Nguyễn Phương Thảo
Previous Post

Kem Clascoterone hiệu quả và an toàn trong điều trị mụn trứng cá vùng mặt

Next Post

Mụn trứng cá liên quan đến độ tuổi, BMI ở trẻ em và thanh thiếu niên

Related Posts

Chăm sóc da

Nhu cầu tìm ra phương pháp thay thế sử dụng kháng sinh lâu dài trong điều trị mụn trứng cá

by Quý
27/06/2023
0

Theo một nghiên cứu, việc sử dụng kháng sinh để điều trị mụn trứng cá thường xuyên kéo dài quá...

Read more

Chất ức chế tnf – alpha giúp cải thiện nhưng cũng có thể làm trầm trọng thêm mụn trứng cá

21/05/2023

Kháng thể kháng Rituximab không ảnh hưởng đáng kể đến điều trị Pemphigus bằng Rituximab

13/07/2022

Các đặc điểm về lối sống giúp dự đoán nguy cơ bị vảy nến

24/05/2022
Load More
Next Post

Mụn trứng cá liên quan đến độ tuổi, BMI ở trẻ em và thanh thiếu niên

Bài xem nhiều

Đào tạo

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

by vuong
23/04/2025
0

Kính thưa Quý đồng nghiệp, Ngày nay, các vấn đề liên quan đến rụng tóc đang trở thành mối quan...

Read more

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Điều trị nám da, tàn nhang, đồi mồi bằng công nghệ cao – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Công nghệ Pico laser điều trị nám, tàn nhang, xóa xăm…liệu có hiệu quả – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status