• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Nổi mề đay mạn tính

TS.BS Lê Thái Vân Thanh, Trưởng khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Xem thêm

Probiotics cải thiện bệnh vảy nến, chất lượng cuộc sống sau 8 tuần

Hướng dẫn sử dụng kem chống nắng lần thứ 16: 2/3 kem chống nắng không đạt chuẩn

Hiệu quả của tia UVB dải hẹp trong điều trị bạch biến

Các phương pháp trẻ hóa da hiệu quả, bệnh nhân cũng phải bất ngờ

Nổi mề đay mạn tính, được y học gọi là mày đay, là một phản ứng trên da gây ra các vết ngứa màu đỏ hoặc trắng. Chúng khác nhau về kích thước và có thể xuất hiện và mờ đi nhiều lần.

Nổi mề đay mạn tính kéo dài ít nhất sáu tuần, hoặc tái phát trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Phần lớn việc điều trị tình trạng nổi mề đay mạn tính đều liên quan đến việc tìm cách để giảm các triệu chứng.

Trên thực tế, việc sử dụng thuốc chỉ có thể giúp ích một phần nào đó, nhưng thay đổi lối sống và các thói quen sinh hoạt, ăn uống hằng ngày mới là phần quan trọng trong việc kiểm soát thành công tình trạng nổi mề đay mạn tính.

Trong một số trường hợp, nổi mề đay ban đầu chỉ khiến người bệnh thấy ngứa ngáy khó chịu và bắt đầu gãi da với mong muốn làm giảm sự ngứa ngáy. Để giảm cảm giác ngứa, chúng ta cần giữ ẩm cho da. Dưới đây là một số mẹo cơ bản:

  • Sử dụng xà phòng nhẹ không có mùi thơm – nhiều loại xà phòng có thể gây khô da, dễ kích ứng da.
  • Tránh nước nóng
  • Hạn chế tắm lâu hơn 10 phút
  • Dưỡng ẩm trực tiếp sau khi tắm
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng
  • Ngoài ra, trong thời gian nổi mề đay, chườm mát là một thủ thuật tuyệt vời để giúp co mạch máu và giảm sưng. Hầu hết các loại kem sẽ không có tác dụng lớn vì nổi mề đay xuất phát từ phản ứng bên trong cơ thể, nhưng một số sản phẩm giúp chống ngứa nhất định.

Một vấn đề cần được xem xét một cách cẩn trọng là tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay mạn tính. Theo các nghiên cứu, tình trạng nổi mề đay mạn tính thường do các tác nhân từ trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Theo dõi những điều này có thể giúp giảm tình trạng nổi mề đay mạn tính diễn biến kéo dài hoặc tái phát thường xuyên. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Rượu: Rượu có thể làm nặng thêm tình trạng nổi mề đay mạn tính và uống rượu trong khi bệnh nhân đang sử dụng một loại thuốc có thành phần không phù hợp với thành phần trong rượu bia nên gây mề đay.
  • Aspirin và NSAID: Thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc naproxen có thể kích hoạt hoặc gây phát ban, bạn nên sử dụng acetaminophen nếu cần thuốc giảm đau không kê đơn.
  • Mặc quần áo chật: Quần áo cọ xát gây phát ban hoặc gây áp lực lên vết phát ban có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mày đay. Tìm quần áo rộng rãi, mỏng nhẹ, tránh xa các loại vải len và các loại vải gây ngứa khác.

Bác sĩ luôn khuyên các bệnh nhân từng mắc tình trạng nổi mề đay mạn tính hãy ghi nhật ký về tình trạng nổi mề đay mạn tính, bao gồm thông tin về những gì bạn đang làm và ăn uống trước khi tình trạng nổi mề đay mạn tính xảy ra. Việc này vô cùng hữu ích, vì có thể giúp xác định các nhân tố gây ra tình trạng nổi mề đay mạn tính của bạn và tránh chúng trong tương lai.

Trong một số trường hợp, nổi mề đay có thể là dấu hiệu của một phản ứng dị ứng được gọi là sốc phản vệ. Nếu bất kỳ dấu hiệu nào sau đây xuất hiện khi phát ban, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị thích hợp ngay lập tức:

  • Khó thở
  • Căng họng hoặc khàn giọng
  • Sưng môi
  • Buồn nôn, nôn, đau bụng hoặc tiêu chảy
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Tim đập loạn nhịp
  • Đau ngực

Tags: nổi mề đayTS BS. Lê Thái Vân Thanh
Share348SendSend
Previous Post

Bệnh rụng tóc, ai dễ mắc, chữa trị thế nào?

Next Post

Ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả bằng cách nào?

Related Posts

Bệnh Da Liễu

Rụng hơn 100 sợi tóc một ngày cảnh báo bệnh

by Quý
03/04/2022
0

Tóc rụng trên 100 sợi/ngày; kéo dài hơn một năm; tóc thưa thớt, có thể thấy rõ da đầu (ở...

Read more

Chăm sóc và phục hồi da sau tai biến do mỹ phẩm

14/03/2022

Dấu hiệu lâm sàng mới trên viêm bì cơ ở trẻ em

13/03/2022

Bệnh Still khởi phát ở người lớn

18/02/2022
Load More
Next Post

Ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả bằng cách nào?

Bài xem nhiều

Bệnh da tự miễn

Probiotics cải thiện bệnh vảy nến, chất lượng cuộc sống sau 8 tuần

by Quý
05/07/2022
0

Bổ sung probiotics trong 8 tuần giúp cải thiện đáng kể mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến và...

Read more

Probiotics cải thiện bệnh vảy nến, chất lượng cuộc sống sau 8 tuần

Hướng dẫn sử dụng kem chống nắng lần thứ 16: 2/3 kem chống nắng không đạt chuẩn

Hiệu quả của tia UVB dải hẹp trong điều trị bạch biến

Các phương pháp trẻ hóa da hiệu quả, bệnh nhân cũng phải bất ngờ

Vui sống mỗi ngày: Vì sao hay nổi mụn ở lưng khi vào hè?

Bác sĩ gia đình: Tiêm tan mỡ có thực sự tan mỡ?

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM