• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Porphyrin, bệnh da do ánh sáng gây ra

ThS.BS Tạ Quốc Hưng

Một trong những căn bệnh do ánh sáng gây ra hiếm gặp có tên porphyrin da với các biểu hiện như tổn thương vùng hở, phơi ra ánh sáng mặt trời mà chất cảm quang ở đây chính là porphyrin có trong các lớp biểu bì da.

Xem thêm

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Porphyrin da là gì?

Porphyrias là bệnh lý di truyền hiếm gặp, liên quan đến quá trình tổng hợp, tích tụ, và bài tiết các chất trung gian tổng hợp heme

Porphyrias là một nhóm các rối loạn ảnh hưởng đến quá trình cơ thể tổng hợp heme. Đây là một loại protein chứa sắt, làm cho máu có màu đỏ. Chất này giúp máu vận chuyển oxy đến từng tế bào trong cơ thể. Đây là bệnh lý di truyền hiếm gặp, liên quan đến quá trình tổng hợp, tích tụ, và bài tiết các chất trung gian tổng hợp heme.

Các hóa chất này tích tụ gây nhiễm độc cơ thể và tổn thương các cơ quan. Có khoảng 8 loại bệnh lý porphyrias khác nhau. Hầu hết là do bất thường trong gene di truyền qua các thế hệ trong cùng một gia đình.

Gene cũng có thể bị tổn thương do tiếp xúc với một số hóa chất, rượu hoặc nhiễm trùng gan. Rối loạn chuyển hóa Porphyrin được chia thành nhiều loại. Trong đó tỉ lệ chiếm nhiều nhất là rối loạn chuyển hóa tại gan và tại hồng cầu.

Nói cụ thể hơn, Porphyrin da là bệnh rối loạn tổng hợp nhân heme gây nên. Tuỳ theo vị trí rối loạn tổng hợp hem sẽ gây nên những nhóm bệnh porphyrin khác nhau. Có những nhóm bệnh nguy hiểm đến tính mạng như rối loạn porphyrin cấp có hoặc không có các biểu hiện ngoài da. Tuy nhiên, porphyrin da chậm là hình thái lâm sàng phổ biến nhất trong nhóm bệnh porphyrin.

Nguyên nhân

Porphyrin da được coi là một bệnh da do ánh sáng với các biểu hiện tổn thương ở vùng da hở.

Như đề cập, Porphyrin da được coi là một bệnh da do ánh sáng với các biểu hiện tổn thương ở vùng da hở, bộc lộ với ánh sáng mặt trời mà chất cảm quang ở đây chính là porphyrin tồn tại trong các lớp biểu bì da.

Sản xuất heme xảy ra trong tủy xương và gan với một loạt các phản ứng. Có 8 enzym xúc tác cho quá trình này, các rối loạn xảy ra làm cho các enzym biến đổi dẫn tới không thể tổng hợp các chất tạo thành heme.

Theo số liệu thống kê đa phần rối loạn chuyển hóa porphyrin có mô hình di truyền lặn. Điều này có nghĩa, cơ thể tồn tại gen bất thường nhưng không biểu hiện bệnh. Những người này được gọi là rối loạn chuyển hóa tiềm ẩn. Họ sẽ sinh con có bệnh này khi kết hôn với người cũng có gen bệnh.

Nguyên nhân di truyền gây porphyrin da là đột biến gen gây rối loạn chuyển hóa porphyrin có tính chất cộng gộp. Tùy số lượng và mức độ đột biến mà rối loạn di truyền sẽ có tính trội hoặc lặn trên nhiễm sắc thể thường.

Các yếu tố ảnh hưởng khác ảnh hưởng đột ngột tới quá trình tổng hợp heme như lạm dụng rượu bia, phụ nữ sử dụng estrogen (thuốc tránh thai, hormone thay thế…), bệnh lý gan như viêm, xơ gan…, có HIV, hút thuốc lá, tiếp xúc ánh nắng, dùng thuốc như Barbiburat, kháng sinh, thuốc tránh thai, do nhiễm trùng cấp và mạn tính.

Chẩn đoán, chữa trị

Các xét nghiệm chủ yếu để chẩn đoán loại trừ với các bệnh khác và theo dõi biến chứng, xét nghiệm gồm các tets máu, nước tiểu hoặc thử nghiệm phân.

Chẩn đoán dựa trên triệu chứng, nhưng triệu chứng của rối loạn này lại trùng lặp với nhiều bệnh phổ biến khác. Do hiếm gặp và có tỉ lệ người lành mang gen bệnh cũng là yếu tố khó khăn. Bác sĩ cần kết hợp tiền căn bệnh lý, yếu tố nguy cơ, khám lâm sàng và các xét nghiệm.

Các xét nghiệm chủ yếu để chẩn đoán loại trừ với các bệnh khác và theo dõi biến chứng. Xét nghiệm gồm các tets máu, nước tiểu hoặc thử nghiệm phân. Riêng xét nghiệm di truyền cần được cân nhắc nếu có tiền sử gia đình.

Điều trị rối loạn chuyển hóa porphyrin phụ thuộc vào loại hình thức biểu hiện và mức độ nghiêm trọng triệu chứng. Đây là một bệnh da do ánh sáng cho nên phải tuân thủ mọi nguyên tắc điều trị.

Nếu cấp tính có thể điều trị triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Tiến hành hồi sức tích cực khi có suy hô hấp, tổn thương gan thận, tuần hoàn. Nhập viện để điều trị các triệu chứng như đau dữ dội, nôn mửa, mất nước. Tiêm hemin, một loại thuốc có hình thức giống heme, để hạn chế cơ thể sản xuất porphyrin.

Điều trị rối loạn chuyển hóa da tập trung vào việc giảm tiếp xúc ánh sáng mặt trời. Đồng thời giảm số lượng porphyrins trong cơ thể của bệnh nhân để loại bỏ các triệu chứng, gồm trích máu để giảm sắt trong cơ thể và giảm porphyrins. Chỉ định trích máu hết sức nghiêm ngặt và phải được nhân viên y tế thực hiện.

Hấp thụ dư thừa porphyrins và giúp cơ thể loại bỏ chúng nhanh hơn bình thường bằng thuốc. Thường dùng là hydroxychloroquine hoặc Chloroquine một loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét. Những loại thuốc này nói chung chỉ được sử dụng ở những người không thể chịu đựng được trích máu.

Không nên lạm dụng rượu bia, thuốc kích thích. Tránh ăn chay và ăn kiêng quá mức, tránh xa thuốc lá, hạn chế ánh nắng mặt trời.

Rối loạn chuyển hóa porphyrin là căn bệnh mang tính di truyền, nên nếu có gen bất thường thì khó có thể phòng tránh được. Tuy nhiên có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa hạn chế thứ phát.

Cụ thể, không sử dụng thuốc có thể gây kích hoạt các cuộc tấn công cấp tính.

Không nên lạm dụng rượu bia, thuốc kích thích. Tránh ăn chay và ăn kiêng quá mức, tránh xa thuốc lá, hạn chế ánh nắng mặt trời. Nên mang trang phục bảo hộ, và sử dụng kem chống nắng thương xuyên.

Khi trong nhà, sử dụng bộ lọc cửa sổ, điều trị đồng thời các loại bệnh mà bản thân mắc phải, đặc biệt là điều trị nhiễm trùng. Quản lý tốt stress để giảm căng thẳng. Tầm soát bệnh lý sớm đối với nhóm người có tiền gia đình mắc bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Tags: Bệnh da do ánh sángPorphyrinThS.BS Tạ Quốc Hưng
Previous Post

U xơ thần kinh, bệnh di truyền gene trội, hiếm gặp

Next Post

7 loại vitamin giúp cho làn da tươi sáng

Related Posts

Thẩm Mỹ Da

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

by vuong
18/04/2025
0

https://youtu.be/FTpFpvrlPxM 🔥🔥🔥 LASER XUNG NHUỘM MÀU (PDL) ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG MẠCH MÁU DA - Bác sĩ của bạn -...

Read more

Điều trị nám da, tàn nhang, đồi mồi bằng công nghệ cao – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

18/04/2025

Công nghệ Pico laser điều trị nám, tàn nhang, xóa xăm…liệu có hiệu quả – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

18/04/2025

Bớt sắc tố ở trẻ – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

18/04/2025
Load More
Next Post

7 loại vitamin giúp cho làn da tươi sáng

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

by vuong
14/05/2025
0

https://youtu.be/whdRSU8K5Dg 🔥🔥🔥 LỢI ÍCH CỦA VITAMIN C ĐỐI VỚI LÀN DA - THS.BS NGÔ ANH TUẤN - HTV9 🌞🌞🌞 Chương...

Read more

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status