• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Rạn da thai kỳ, những điều các mẹ bầu quan tâm

ThS.BS. Trần Ngọc Khánh Nam

Song hành niềm vui chào đón sinh linh bé bỏng sắp ra đời, thì cơ thể người mẹ lại xuất hiện nhiều thay đổi, từ nội tiết tố, vóc dáng… cho đến tính tình và cả những vết rạn da trước và sau khi sinh.

Xem thêm

U máu (Bớt mạch máu) có cần điều trị không – BS.CKI Dương Phương Chi – HTV9

Điều trị sẹo lõm, lỗ chân lông to bằng laser – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Triệt lông bằng laser hoặc ánh sáng – BS.CKI Trần Hạnh Vy – HTV9

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

·       Rạn da là gì?

Các vết rạn này thực chất là các lớp mô sẹo hình thành do sự rách lớp trung bì của da ở những vùng mà cơ thể giãn nở nhanh quá khả năng co giãn của da.

Khi mang thai, rạn da (stretch marks) là một trong những hiện tượng khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp làn da, đôi khi tạo ra sự mặc cảm cho không ít các bà mẹ trẻ bởi cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào về việc có thể dự phòng được rạn da.

Mặc dù không mong muốn song tỉ lệ khá cao tới 80-90% phụ nữ mang thai gặp tình trạng này, đặc biệt là trong các tuần cuối của thai kỳ khi kích thước bụng tăng nhanh hoặc tăng cân nhiều. Các vết rạn này thực chất là các lớp mô sẹo hình thành do sự rách lớp trung bì của da ở những vùng mà cơ thể giãn nở nhanh quá khả năng co giãn của da. Khi những vết rách này lành lại, tạo thành những vết sẹo mỏng được gọi là vết rạn da.

Đối với phụ nữ mang đa thai, hai đến ba em bé, khả năng bị rạn da cao hơn do da phải giãn nở nhiều để có đủ “không gian” cho em bé. Khi mới hình thành, những vết rạn da có màu đỏ, thường dài 5-10mm với kích cỡ khác nhau. Tuy không gây đau, nhưng do da bị kéo căng nên có thể gây ngứa trong quá trình mang thai.

Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ, vết rạn da khi mang thai chịu tác động dưới hai hình thức.

Thứ nhất, chúng rất có thể xuất hiện ở vùng bụng, nơi em bé đang lớn nhanh và có thể trở nên ngứa ngáy, khó chịu do da bị căng ra nhiều. Ngoài ra, còn có thể gặp ở ngực, đùi, mông, thắt lưng.

Thứ hai, theo một số chuyên gia, vết rạn da và hormone thai kỳ có mối liên hệ với nhau. Các mô liên kết hấp thu nước nhiều hơn khiến da dễ bị rách khi bị kéo căng, dẫn đến các vết rạn da dễ xuất hiện hơn.

·       Khi nào rạn da xảy ra?

Khác với những gì mong đợi, các vết rạn da không chỉ xảy ra giai đoạn sau của thai kỳ mà có thể bắt đầu phát triển sớm, ngay từ ba tháng đầu của thai kỳ do lượng hormone tăng nhanh. Khoảng 45% thai phụ xuất hiện rạn da trước 24 tuần. Tuy nhiên, chúng thường xuất hiện nhiều nhất vào quý 2 và quý 3 của thai kỳ.

·       Sự khác biệt giữa các vết rạn đỏ, trắng hoặc tím

Các bác sĩ da liễu nhận thấy các vết rạn da thay đổi hình dạng và màu sắc theo thời gian. Khi mới hình thành, chúng thường có màu đỏ và ngứa với vùng da xung quanh có vẻ phẳng và mỏng. Một vài tháng sau khi sinh, da sẽ hơi chùng, chúng mờ dần bắt đầu chuyển sang màu tím và từ từ chuyển sang màu trắng hoặc bạc xỉn. Từ từ da sẽ bơt chùng hơn và phẳng lại. Các mẹ mang thai lần đầu vết rạn thường xuất hiện nhiều hơn những lần mang thai sau. 

·       Làm cách nào để ngăn ngừa và điều trị rạn da?

Sử dụng kết hợp các sản phẩm mát-xa giups tăng độ ẩm và khả năng co giãn của da, có thể không ngăn ngừa được hoàn toàn, nhưng có thể giảm sự xuất hiện của các vết rạn.

Thực tế, chưa có loại kem hay dầu nào hữu ích trong việc ngăn ngừa rạn da. Tuy nhiên nhận biết sớm và sử dụng kết hợp các sản phẩm mát-xa giups tăng độ ẩm và khả năng co giãn của da, có thể không ngăn ngừa được hoàn toàn, nhưng có thể giảm sự xuất hiện của các vết rạn.

Trước tiên, nên giữ da luôn có độ ẩm cần thiết với các loại kem dưỡng da hoặc kem dưỡng ẩm, dầu từ trước khi bước vào thai kỳ. Có nhiều loaị dưỡng ẩm khác nhau, quan trọng là chúng ta phải lựa chọn được loại kem có tỷ lệ các chất dưỡng ẩm phù hợp với tính chất và sự hấp thu của da để phát huy được tối đa hiệu quả.

Theo năm tháng, các vết rạn sẽ mờ dần thành các vệt mịn gần với màu da của bạn hơn. Và sau khoảng một năm mọi thứ sẽ mờ dần tuy không hoàn toàn.

Nên kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh với cuộc sống vận động thể chất đều đặn không chỉ hữu ích cho sức khỏe chung mà còn giúp cho làn da mẹ bầu tươi sáng, săn chắc hơn.

Tags: mang thaiRạn daRạn da & Điều trịthai kỳThS.BS. Trần Ngọc Khánh Nam
Previous Post

Hồng ban đa dạng, chữa trị thế nào?

Next Post

10 bí quyết giúp da sáng rạng ngời

Related Posts

Chăm sóc da

Điều trị rạn da là một thách thức, cần phối hợp nhiều phương pháp

by vuong
10/08/2024
0

BS.CK2 Lê Vi Anh, khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM nhận định...

Read more

Chăm sóc da thai kỳ sao cho mẹ đẹp, bé khỏe

16/07/2024

Mụn trứng cá khi mang thai: lựa chọn điều trị nào là an toàn?

01/06/2024

Dự phòng rạn da khi mang thai

01/06/2024
Load More
Next Post

10 bí quyết giúp da sáng rạng ngời

Bài xem nhiều

Tổng hợp tin Y tế

U máu (Bớt mạch máu) có cần điều trị không – BS.CKI Dương Phương Chi – HTV9

by vuong
21/05/2025
0

https://www.youtube.com/watch?v=oLO8CEDCqKU 🔥🔥🔥U MÁU (BỚT MẠCH MÁU) CÓ CẦN ĐIỀU TRỊ KHÔNG? - HTV9 - BS.CKI Dương Phương Chi 🌞🌞🌞 Chương...

Read more

U máu (Bớt mạch máu) có cần điều trị không – BS.CKI Dương Phương Chi – HTV9

Điều trị sẹo lõm, lỗ chân lông to bằng laser – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Triệt lông bằng laser hoặc ánh sáng – BS.CKI Trần Hạnh Vy – HTV9

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status