• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Tăng sắc tố da do dị ứng mỹ phẩm

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Ngoài thai kỳ, trứng cá…, tăng sắc tố do mỹ phẩm cũng là căn bệnh khá phổ biến, nhất là trong bổi cảnh chất lượng mỹ phẩm đang bị thả nổi như hiện nay.

Xem thêm

Bác sĩ của bạn: Cách sử dụng corticoid

Bác sĩ của bạn: Cách điều trị mụn đầu đen

Thuốc kháng sinh liên quan đến 28% hội chứng stevens-johnson, các trường hợp hoại tử biểu bì nhiễm độc

Gia đình khỏe: Nguy cơ ung thư da từ tia cực tím

Tăng sắc tố do dị ứng mỹ phẩm là gì?

Tăng sắc tố da (hyperpigmentation) là thuật ngữ được dùng để chỉ về những mảng da sậm màu hơn so với vùng da xung quanh. Hyperpigmentation là kết quả của quá trình cơ thể sản sinh quá nhiều sắc tố melanin khi có tác động bất lợi lên da để bảo vệ da và là cơ chế hoàn toàn tự nhiên của cơ thể. Thông thường, không gây nguy hiểm nhưng tình trạng này lại xảy ra sau nhiều tác nhân khác, trong đó có nguyên nhân do dị ứng mỹ phẩm.

Dị ứng mỹ phẩm cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tăng sắc tố trên da (Ảnh minh họa)

Bệnh tăng sắc tố da do dị ứng mỹ phẩm đang có chiều hướng gia tăng do sản phẩm trôi nổi kém chất lượng, không rõ nguồn gốc đang nở rộ trên thị trường. Các hoạt chất dễ bị dị ứng như parabens, phụ gia bảo quản, dầu khoáng, hương liệu, chì, cồn, thuốc nhuộm và các phụ gia tạo màu … (như Methylisothiazolinone/MIT, Bronopol,  Bronidox….) có thể gây bít tắc lỗ chân lông, gây viêm da tiếp xúc kích ứng và dị ứng.

Các ảnh hưởng của mỹ phẩm lên da đa dạng nhưng tập trung chủ yếu ở các triệu chứng chính như mụn trứng cá do mỹ phẩm làm bít các lỗ chân lông, gây ứ đọng bã nhờn. Viêm da tiếp xúc với các mảng hồng ban kèm theo mụn nước và ngứa. Xuất hiện mề đay giống như những vết nổi gồ trên mặt da như muỗi cắn kèm theo ngứa. Hiện tượng da khô da tróc vảy, teo da, thường gặp ở nhóm dùng mỹ phẩm có chứa corticoid kéo dài, sạm da hay tăng sắc tố sẫm màu và lão hóa da….

Cách khắc phục tăng sắc tố do dị ứng mỹ phẩm

Phải nói ngay rằng viêm da tiếp xúc mỹ phẩm là tình trạng khá phổ biến, thường gặp với mức độ khác nhau.  Nhẹ thì tự thuyên giảm sau vài ngày không cần điều trị, nhưng ở những người có làn da nhạy, dễ bị tổn thương thường gây sưng viêm, ngứa và đôi khi tụ mủ.

Để làm giảm viêm da tiếp xúc mỹ phẩm, nên áp dụng các biện pháp sau:

  • Nên mua và dùng mỹ phẩm có chất lượng, nguồn gốc rõ ràng (đọc kỹ nhãn mác), nếu xuất hiện ban đỏ, ngứa, mụn nước, sạm nám da, ngưng ngay sản phẩm đang dùng. Nên chuyển sang dùng mỹ phẩm thiên nhiên hoặc organic có chứa thành phần tự nhiên tốt cho cơ thể.
  • Vệ sinh, rửa sạch mặt nếu xuất hiện mẩn ngứa, phát ban da. Tẩy trang và rửa sạch da mặt để được các thành phần gây kích ứng, làm dịu tổn thương da. Tránh cào gãi da khi bị ngứa để hạn chế viêm nhiễm tiến triển.
  • Tư vấn bác sĩ da liễu để sử dụng thuốc điều trị nếu ngứa lan tỏa, viêm nhiễm hay sinh mủ… Các loại thuốc uống và thuốc bôi được chỉ định trong điều trị dị ứng mỹ phẩm rất đa dạng như kem làm dịu da, kem bôi chứa corticoid, thuốc kháng dị ứng và bổ xung thêm vitamin C, dưỡng chất….
Nếu tình trạng sạm nám kéo dài, nám sâu, đậm màu, và nhất là nhóm có làn da yếu và nhạy cảm, nên đi khám bác sĩ da liễu để được chỉ định các phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả
  • Hạn chế dùng thêm bất cứ sản phẩm chăm sóc da, tóc, móng… nào trong khi da đang bị viêm. Hãy uống nhiều nước, hạn chế ra tiếp xúc nắng, bụi bẩn hay các tác nhân gây kích ứng / dị ứng khác.
  • Ngoài ra có thể áp dụng một số cách “tự làm” dưới đây đã được áp dụng thành công như mặt nạ gel nha đam đắp lên mặt, massage nhẹ nhàng mỗi ngày 2 lần. Dùng mật ong giúp kháng khuẩn và giảm viêm, dùng baking soda (1 thìa baking soda trộn với 2 thìa dầu dừa để tạo thành hỗn hợp sệt thoa lên da, 15 – 20 phút sau rửa sạch bằng nước ấm. Ngoài ra có thể đắp mặt bằng dưa chuột, chườm nước mát, dùng bột yến mạch pha vào nước ấm để tắm hoặc rửa mặt…
  • Thực hiện các biện pháp phòng hộ da như sử dụng kem chống nắng, mặc áo khoác, đội mũ, dùng dù che… khi di chuyển ngoài trời nhằm giảm mức độ kích thích của tia UV lên da.
  • Cũng nên nhớ, tăng sắc tố da do dị ứng mỹ phẩm là tình trạng khá phổ biến và đôi khi tự đến tự đi nếu nhẹ. Nếu tình trạng sạm nám kéo dài, nám sâu, đậm màu, và nhất là nhóm có làn da yếu và nhạy cảm thì nên đi khám bác sĩ da liễu. Không chỉ phòng tránh, chữa trị, mỗi người cần trang bị kiến thức “tiêu dùng thông thái” mỗi khi sử dụng mỹ phẩm và dược phẩm để hạn chế tác dụng phụ bất lợi có thể xảy ra.

BS.CKI Trần Hạnh Vy, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược

Tags: BS. CKI Trần Hạnh Vydị ứng mỹ phẩmtăng sắc tố
Share348SendSend
Previous Post

Bệnh viêm khớp cột sống phối hợp liên chuyên khoa

Next Post

Viên uống chống nắng bảo vệ da

Related Posts

Bệnh Da Liễu

Nhóm thực phẩm ngừa mụn hiệu quả trong mùa hè

by Quý
20/05/2023
0

Mùa hè trời nắng oi bức còn làm tăng tiết bã nhờn, tạo điều kiện cho mụn sinh sôi nảy...

Read more

Bệnh nhân mắc bệnh sắc tố thể khảm có tỷ lệ thấp về biểu hiện bất thường thần kinh

27/04/2023

Bác sĩ của bạn: Trang điểm nhiều ảnh hưởng tới da

09/04/2023

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

12/03/2023
Load More
Next Post

Viên uống chống nắng bảo vệ da

Bài xem nhiều

Bệnh Da Liễu

Bác sĩ của bạn: Cách sử dụng corticoid

by Quý
28/05/2023
0

Corticoid rất quen thuộc với chúng ta vì hiệu quả điều trị nhanh chóng, nhất là đối với một số...

Read more

Bác sĩ của bạn: Cách sử dụng corticoid

Bác sĩ của bạn: Cách điều trị mụn đầu đen

Thuốc kháng sinh liên quan đến 28% hội chứng stevens-johnson, các trường hợp hoại tử biểu bì nhiễm độc

Gia đình khỏe: Nguy cơ ung thư da từ tia cực tím

Vitamin D không hiệu quả đối với bệnh nhân vảy nến có nồng độ 25-hydroxyvitamin D trong huyết thanh thấp hơn vào mùa đông

Chất ức chế tnf – alpha giúp cải thiện nhưng cũng có thể làm trầm trọng thêm mụn trứng cá

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2023 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2023 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status