• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Vì sao da dầu lại dễ bị mụn và giải pháp nào để khắc phục?

ThS.BS. Tạ Quốc Hưng

Trong số các loại da như da dầu, da khô, da nhạy cảm, da hỗn hợp và da lão hóa, da dầu (nhờn) là loại da phổ biến. Tồn tại ở mọi lứa tuổi, điều gì gây ra loại da này và cách khắc phục như thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Xem thêm

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Sử dụng sai sản phẩm chăm sóc da dầu như dùng tẩy da chết, dưỡng ẩm… càng gây tắc nghẽn tuyến bã nhờn, phát sinh mụn

Cách phân biệt da dầu?

Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), đặc điểm nhận dạng đầu tiên của da dầu là luôn luôn có lớp dầu trên da khiến khuôn mặt lúc nào cũng bóng nhẫy, nhất là khi có ánh sáng phản chiếu. Đôi khi, da dầu dễ nhầm với da hỗn hợp bởi da hỗn hợp cũng có lúc tiết nhờn nhưng không đều, chỗ có chỗ không, chỗ nhờn, chỗ khô hoặc bình thường chứ không dầu hoàn toàn như da dầu. Một trong số lợi thế của da dầu là dấu hiệu lão hóa chậm hơn so với những người có làn da khác.

Đặc thù của da dầu là thường xuyên bị nhờn ở nhiều vị trí trên mặt, vùng chữ T thường bóng hơn vì tiết nhiều dầu, lỗ chân lông to. Một điều bất lợi của da dầu chính là dễ nổi mụn do bã nhờn trộn với các tế bào da chết và mắc kẹt trong lỗ chân lông, gây xuất hiện các sang thương mụn đầu đen, đầu trắng, mụn viên trên mặt, dễ bắt nắng gây các vết thâm.

Cách dễ dàng nhận biết loại da này là dùng giấy thấm dầu lau trên mặt, nếu giấy dính dầu ở mọi vị trí, hoặc dùng bàn tay chà lên da trán thấy có nhiều dầu. Ngoài ra, lỗ chân lông của người da dầu cũng to hơn so với các loại da khác, như nhóm da khô.

Nguyên nhân gây da dầu

Dưới mỗi lỗ chân lông có một tuyến bã nhờn, nó sản xuất ra các loại dầu tự nhiên gọi là bã nhờn để giúp duy trì độ ẩm và giúp da luôn sáng mịn và mềm mại. Khi tuyến bã nhờn sản xuất quá nhiều dầu sẽ làm cho da trở nên bóng loáng. Nguyên nhân gây da dầu gồm các yếu tố sau:

  • Do di truyền: Da dầu có xu hướng di truyền, nếu cha mẹ, ông bà có làn da này, thì tuyến bã nhờn của con cái cũng hoạt động quá mức.
  • Do ăn uống: Nếu ăn uống mất cân bằng, thiếu chất hoặc quá nhiều chất ngọt, sữa có thể làm tăng tiết nhờn trên da.
  • Do stress: Một khi tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi cũng khiến cho da tiết dầu nhiều hơn.
  • Do dùng kem dưỡng ẩm da dầu
  • Do rối loạn nội tiết: Nhất là giai đoạn như dậy thì, phụ nữ khi có kinh, mang thai, tiền mãn kinh… là giai đoạn hormone thay đổi khiến quá trình tiết dầu của da nhiều hơn.
  • Do sử dụng thuốc: Rất nhiều loại thuốc chữa bệnh có thể làm cho tuyến bã nhờn hoạt động không đúng cách, làn da có thể khô hơn hoặc bóng dầu hơn.
  • Do sử dụng sai sản phẩm chăm sóc da như dùng tẩy da chết, dưỡng ẩm… khiến tắc nghẽn tuyến bã nhờn, phát sinh mụn.
  • Do địa danh nơi cư trú, sống ở vùng khí hậu nóng ẩm, hay thời tiết mùa hè…. là lúc da tiết nhiều dầu nhất.
  • Không dùng kem dưỡng ẩm, nhất là nhóm người đang điều trị mụn trứng cá bằng axit salicylic hoặc benzoyl peroxide
NÊN rửa mặt mỗi sáng, tối và sau khi tập thể dục, nên thao tác nhẹ nhàng, tránh chà xát quá mạnh lên làn da dầu

Những điều nên, không nên để chăm sóc làn da dầu

Theo các nghiên cứu của các bác sĩ da liễu, mặc dù da dầu có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến tăng mụn trứng cá, nhưng nó cũng có nhiều lợi ích. Như bảo vệ da, khiến làn da dày hơn và ít nếp nhăn hơn. Vì vậy điều quan trọng là tạo ra sự cân bằng, không nên có quá nhiều dầu và duy trì độ ẩm tự nhiên thích hợp, trọng tâm đến một số bí quyết sau:

  • NÊN rửa mặt mỗi sáng, tối và sau khi tập thể dục, nên thao tác nhẹ nhàng, tránh chà xát quá mạnh
  • NÊN chọn các sản phẩm chăm sóc da có chất lượng, nguồn gốc để hạn chế tắc nghẽn lỗ chân lông hoặc gây ra mụn trứng cá
  • NÊN sử dụng sữa rửa mặt tạo bọt nhẹ, dễ chịu
  • KHÔNG NÊN sử dụng chất tẩy rửa gốc dầu hoặc cồn. Những thứ này có thể gây kích ứng da
  • NÊN thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày để giữ cho làn da ngậm nước. Hãy dùng loại kem dưỡng ẩm có chứa kem chống nắng phổ rộng SPF từ 30 trở lên
  • NÊN thoa kem chống nắng khi ra ngoài trời để ngăn ngừa tác hại của ánh nắng mặt trời dẫn đến nếp nhăn, đốm đồi mồi, thậm chí ung thư da. Để ngăn ngừa mụn trứng cá, hãy tìm loại kem chống nắng có chứa oxit kẽm và titan dioxide, và không sử dụng kem chống nắng có chứa hương thơm hoặc dầu
  • NÊN chọn mỹ phẩm không chứa dầu, dạng nước
  • KHÔNG NÊN ngủ trong trang điểm, luôn tẩy trang trước khi đi ngủ
  • KHÔNG NÊN chạm hay vuốt mặt liên tục, làm như vậy có thể lây lan bụi bẩn, dầu và vi khuẩn từ tay sang mặt. Nên rửa tay sạch trước khi dưỡng ẩm hoặc thoa kem chống nắng hoặc trang điểm
Tags: da dầumụnThS. BS. Tạ Quốc Hưng
Previous Post

Bí quyết làn da khỏe, mịn màng của bác sĩ da liễu, thẩm mỹ da

Next Post

Làm sạch lỗ chân lông, giúp da khỏe và trẻ hơn

Related Posts

Videos

Thực phẩm cay, nóng có gây mụn không ? HTV Bác sĩ của bạn

by vuong
22/02/2025
0

https://www.youtube.com/watch?v=NNdc0R-WXK0 🔥🔥🔥 THỰC PHẨM CAY, NÓNG CÓ GÂY MỤN KHÔNG??? 🌞🌞🌞 Chương trình "BÁC SĨ CỦA BẠN" 🌞🌞🌞 Chương trình...

Read more

Loại mụn nào không nên nặn?

18/08/2024

Thời điểm tuyệt đối không nên nặn mụn

15/08/2024

Mesotherapy – Tổng quan kiến thức cần biết

17/06/2024
Load More
Next Post

Làm sạch lỗ chân lông, giúp da khỏe và trẻ hơn

Bài xem nhiều

Đào tạo

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

by vuong
23/04/2025
0

Kính thưa Quý đồng nghiệp, Ngày nay, các vấn đề liên quan đến rụng tóc đang trở thành mối quan...

Read more

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Điều trị nám da, tàn nhang, đồi mồi bằng công nghệ cao – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Công nghệ Pico laser điều trị nám, tàn nhang, xóa xăm…liệu có hiệu quả – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status