• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Viêm kẽ ngón chân mùa mưa do nấm

BS.CKI Thạch Văn Toàn, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược

Mùa mưa đến với thời tiết ẩm ướt và những người phải làm việc trong môi trường ẩm ướt, hoặc ngâm chân ở vùng nước bẩn là cơ hội cho một số bệnh da phát triển, trong đó có bệnh viêm kẽ ngón chân, nhất là ở ngón thứ 3, thứ 4.

Xem thêm

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

hững người phải làm việc trong môi trường ẩm ướt, hoặc ngâm chân ở vùng nước bẩn là cơ hội cho một số bệnh da phát triển, trong đó có bệnh viêm kẽ ngón chân (Ảnh minh họa)

Biểu hiện của bệnh viêm kẽ ngón chân

Viêm kẽ ngón chân hay nấm da chân (Athlete’s foot hay tinea pedis), dân gian gọi là bệnh nước ăn chân, là căn bệnh thường xảy ra ở kẽ chân của ngón thứ 3 và 4. Bệnh thường xảy ra ở những người sống và làm việc trong môi trường nóng ẩm, chân tiết nhiều mồ hôi hoặc tiếp xúc với nước, bó hẹp trong giày và ủng, nhất là trong thời tiết ẩm ướt của mùa mưa.

Nguyên nhân thường do loại nấm là Epidermophyton floccosum gây ra. Đối tượng thường bị nhiễm bệnh là những người phải ngâm chân trong nước một khoảng thời gian dài như nông dân cày bừa làm ruộng, công nhân vệ sinh cống rãnh không sử dụng đồ bảo hộ cẩn thận, vận động viên bơi lội…

Bệnh rất dễ lây lan  khi tiếp xúc với người bệnh và có thể lây lan qua sàn nhà, khăn tắm hoặc quần áo bị ô nhiễm, giày dép đi chung…

Mùa mưa đến, các khe kẽ ngón chân thường bị viêm (Ảnh minh họa)

Nấm kẽ ngón chân thường có 3 loại: có mụn nước, viêm kẽ và tróc vảy khô.  Mới đầu người bệnh thấy da đỏ, bong vảy  và ngứa ở kẽ ngón chân sau dần dần kẽ ngón chân bị mủn , trắng bợt có thể loét, chảy nước hoặc nứt kẽ,  rớm máu. Đặc biệt là ở các khe kẽ ngón chân, nhất là ngón 3 – 4 luôn sít nhau. Bệnh có thể lan rộng sang các kẽ ngón chân khác, hoặc lan lên mu bàn chân hoặc rìa chân.

Cách xử lý và phòng ngừa nấm kẽ chân

Một số loại nấm gây viêm kẽ ngón chân còn kèm theo mụn nước hoặc vết loét, đôi khi dễ bị nhầm với bệnh chàm hoặc da khô. Nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bàn chân, sau đó lây sang bàn tay, đặc biệt là khi cào gãi mạnh những vị trí bị nhiễm trùng trên bàn chân.

Điều trị bệnh nấm kẽ chân thường sử dụng thuốc kháng nấm, chỉ dùng đường bôi nếu bị nhẹ và dùng đường uống khi trầm trọng. Ngoài ra còn sử dụng một số thuốc kháng histamin để chống ngứa, thuốc kháng sinh và sát khuẩn tại chỗ nếu bội nhiễm thêm. Thuốc bôi tại chỗ có thể sử dụng các loại kháng nấm thông dụng hiện nay như nhóm allylamine, nhóm azole( ketoconazole , clotrimazole, miconazole…)

Không được lạm dụng thuốc bôi, người bệnh phải tuân thủ bôi đúng và đủ tránh bôi  quá nhiều thuốc có thể gây cảm giác nóng, rát ở tổn thương. Thuốc trị bệnh nấm kẽ chân: thuốc kháng nấm đường bôi và đường uống có thể để lại một số tác dụng phụ, vì vậy khi sử dụng cần tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Việc điều trị nấm bàn chân an toàn nhất là thuốc chống nấm tại chỗ, nhưng sự tái phát phổ biến và việc điều trị thường kéo dài. Do đó có thể lựa chọn các điều trị khác: itraconazole, terbinafine bằng đường uống trong 2 – 4 tuần và việc sử dụng thuốc kháng nấm tại chỗ đồng thời làm giảm sự tái phát của bệnh

Bệnh viêm kẽ ngón chân không nguy hiểm đến tính mạng, song vẫn gây nhiều bất tiện đối với nhiều bệnh nhân, nhất là nhóm người làm việc môi trường ẩm ướt, thường xuyên đi giày, ra mồ hôi chân, vì vậy cần giữ gìn các kẽ chân luôn khô ráo, đặc biệt là giữa các ngón chân.

Nên để chân trần để thoát khí khi ở nhà hay khi đi ngủ. Lau khô các kẽ ngón chân sau khi tắm. Thay tất thường xuyên, nếu chân ra nhiều mồ hôi nên thay tất hai lần một ngày. Giảm độ ẩm trên bàn chân và giày dép là cần thiết để phòng sự tái phát.

Lựa chọn giày dép có tính thấm hoặc đi tất mở ngón chân hoặc thay đổi tất rất quan trọng đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Kẽ ngón nên được làm khô sau khi tắm rửa.

Các chất làm khô cũng được khuyên dùng như bột chống nấm (miconazole), tím gentian, dung dịch Burow (5% nhôm subacetate) và dung dịch aluminum chloride 20 đến 25% hàng đêm trong 1 tuần sau đó 1 – 2 lần/tuần nếu cần. Đi giày nhẹ thông thoáng, tránh đi giày làm bằng chất liệu tổng hợp, chẳng hạn như nhựa vinyl hoặc cao su.

Tags: BS. CKI Thạch Văn Toànnấm kẽ chânviêm kẽ ngón chân
Previous Post

Hỏi – Đáp: Tẩy tế bào chết, có hại không?

Next Post

Xử lý viêm da dị ứng do kem chống nắng

Related Posts

Chăm sóc da

7 thực phẩm giúp da mịn màng, tươi trẻ

by Quý
12/11/2023
0

Dứa, chanh, mè, dưa hấu, bơ, khoai lang và nghệ là 7 loại thực phẩm giúp trẻ hóa và căng...

Read more

Ngứa kẽ ngón chân mùa mưa và cách xử lý

14/08/2023

Mụn cơm, căn bệnh ngoài da phổ biến

30/01/2021

U tuyến mồ hôi là gì, ai dễ mắc, chữa trị thế nào?

30/01/2021
Load More
Next Post

Xử lý viêm da dị ứng do kem chống nắng

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

by vuong
14/05/2025
0

https://youtu.be/whdRSU8K5Dg 🔥🔥🔥 LỢI ÍCH CỦA VITAMIN C ĐỐI VỚI LÀN DA - THS.BS NGÔ ANH TUẤN - HTV9 🌞🌞🌞 Chương...

Read more

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status