• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Xử lý viêm da dị ứng do kem chống nắng

BS.CKI. Trần Hạnh Vy, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Về cơ bản, kem chống nắng giúp bảo vệ da trước tác động từ tia cực tím trong ánh nắng mặt trời; nhưng giống như các sản phẩm y tế khác, nó vẫn còn tồn tại phản ứng phụ như nổi ban đỏ, ngứa rát, viêm da… ngay sau khi sử dụng.

Xem thêm

Các phương pháp trẻ hóa da hiệu quả, bệnh nhân cũng phải bất ngờ

Vui sống mỗi ngày: Vì sao hay nổi mụn ở lưng khi vào hè?

Bác sĩ gia đình: Tiêm tan mỡ có thực sự tan mỡ?

Sau khi tiêm collagen rãnh nhăn trên da sẽ biến đổi thế nào?

Đôi nét về viêm da do kem chống nắng

Dị ứng kem chống nắng (sunscreen allergy) có thể xảy ra với bất kỳ thành phần nào có trong kem, nhất là những người nhạy cảm với kem. Thông thường, có 2 loại kem chống nắng phổ biến là kem hóa học và kem vật lý. Các thành phần trong kem dễ gây dị ứng gồm có oxybenzone hoặc benzophenone-3, cinnamates, dibenzoylmethanes…

Dị ứng kem chống nắng (sunscreen allergy) có thể xảy ra với bất kỳ thành phần nào có trong kem, nhất là những người nhạy cảm với kem (Ảnh minh họa)

Một số người cũng có thể bị dị ứng hoặc nhạy cảm với chất tạo hương thơm và phụ gia trong kem chống nắng. Trong một số trường hợp, dị ứng kem chống nắng có thể tiến triển khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, trong đó những vùng bị ảnh hưởng nhất là da mặt, cánh tay, mu bàn tay, vùng hình chữ “V” của ngực trên và cổ dưới. Riêng mí mắt trên, vùng dưới cằm và sau tai lại ít bị ảnh hưởng.

Viêm da do kem có thể phân thành 3 loại:

  • Viêm da tiếp xúc kích ứng, do thành phần kem chống nắng có những chất dễ gây kích ứng cho da, đặc biệt khi sử dụng nồng độ cao.
  • Hai, viêm tiếp xúc dị ứng, thường gặp ở nhóm có làn da nhạy cảm, dễ dị ứng, là tình trạng da phản ứng khi tiếp xúc với một số hóa chất có trong kem.
  • Và ba, viêm da tiếp xúc quang hóa, xảy ra khi bôi kem chống nắng rồi phơi ra tia UV dưới ánh nắng mặt trời, giống với cơ chế cháy nắng.

Giải pháp khắc phục viêm da do kem chống nắng

Nếu bị dị ứng với kem chống nắng, cách tốt nhất là tránh tất cả các sản phẩm có chứa chất gây dị ứng không hợp với người dùng. Thông thường, dị ứng kem chống nắng có thể xảy ra ngay sau khi thoa kem, cá biệt, có một số trường hợp muộn hơn.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng kem chống nắng gồm đỏ rộp da, ngứa rát, nổi ban, mụn nước… Riêng nhóm có sẵn bệnh chàm và bệnh vẩy nến đặc biệt, nguy cơ bị dị ứng kem cao hơn.

Trước khi thoa loại kem chống nắng nào lần đầu, mọi người nên dùng thử bằng cách bôi một lượng nhỏ kem lên da cổ tay hoặc vùng da nhạy cảm. Hãy dùng kem chống nắng phổ rộng, có thành phần khoáng chất với hệ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên.

Hãy thận trọng với các loại kem chống nắng dạng xịt khó kiểm soát và dễ hít phải, đặc biệt là khi dùng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Nên mang trang phục quần dài, áo sơ mi dài tay và đội mũ rộng vành khi ra nắng, sau khi bôi kem chống nắng.

Nên mang trang phục quần dài, áo sơ mi dài tay và đội mũ rộng vành khi ra nắng, sau khi bôi kem chống nắng để tránh các viêm da tiếp xúc quang hóa khiến da càng dễ bị bỏng nắng nghiêm trọng hơn

Về điều trị tương tự như các phản ứng dị ứng da khác. Nhẹ có thể loại bỏ kem bằng cách rửa sạch da bằng nước mát, tránh tiếp xúc với nắng cho đến khi da hồi phục hoàn toàn. Bôi kem dưỡng ẩm lên vùng bị ảnh hưởng để giữ ẩm, giảm đau rát. Nếu nặng, có thể điều trị bằng cách chườm lạnh giảm đau và viêm, dùng kem dưỡng ẩm da, dùng thuốc kháng histamin để chống ngứa hay corticosteroid để giảm viêm.

Nếu hay bị dị ứng kem chống nắng, nên thay bằng kem chống nắng vật lý có chứa oxit kim loại như titanium dioxide và oxit kẽm… Bác sĩ da liễu có thể có lời khuyên cụ thể hơn cho những người đặc biệt nhạy cảm với các sản phẩm kem chống nắng.

Tags: BS. CKI Trần Hạnh Vydị ứng kem chống nắng
Share348SendSend
Previous Post

Viêm kẽ ngón chân mùa mưa do nấm

Next Post

Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da: Chiêu sinh Lớp Căng chỉ Da Cấp CHỨNG CHỈ

Related Posts

Bệnh Da Liễu

Rụng hơn 100 sợi tóc một ngày cảnh báo bệnh

by Quý
03/04/2022
0

Tóc rụng trên 100 sợi/ngày; kéo dài hơn một năm; tóc thưa thớt, có thể thấy rõ da đầu (ở...

Read more

Vài mẹo trị trứng cá tại gia đã được chứng minh hiệu quả

16/02/2021

Nguyên nhân gây sạm da và giải pháp khắc phục

04/02/2021

Hội chứng Raynaud, ngón chân ngón tay tê và lạnh, căng thẳng

29/01/2021
Load More
Next Post

Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da: Chiêu sinh Lớp Căng chỉ Da Cấp CHỨNG CHỈ

Bài xem nhiều

Công tác & Điều trị

Các phương pháp trẻ hóa da hiệu quả, bệnh nhân cũng phải bất ngờ

by Quý
25/06/2022
0

Căng da mặt bằng chỉ, RF nội bì, tiêm botox, tiêm chất làm đầy, trẻ hóa da với ánh sáng...

Read more

Các phương pháp trẻ hóa da hiệu quả, bệnh nhân cũng phải bất ngờ

Vui sống mỗi ngày: Vì sao hay nổi mụn ở lưng khi vào hè?

Bác sĩ gia đình: Tiêm tan mỡ có thực sự tan mỡ?

Sau khi tiêm collagen rãnh nhăn trên da sẽ biến đổi thế nào?

Hydroxychloroquine không còn là điều trị tốt nhất cho viêm da cơ hệ thống

Kem chống nắng chứa Photolyase và các chất chống oxy hóa: Bảo vệ da an toàn và sửa chữa các dấu hiệu lão hóa da

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM