Một nghiên cứu mới đây của Hội Da Liễu Hoa Kỳ (AAD) cho thấy sự khác biệt trong test xác định các dị nguyên và cách mà các chất thơm, kim loại và chất bảo quản ảnh hưởng một cách riêng biệt đến tần suất viêm da tiếp xúc.
Các chất thơm, kim loại và chất bảo quản đã làm gia tăng tỷ lệ viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em trong những năm gần đây, theo một nghiên cứu mới được báo cáo tại Hội nghị thường niên của hội Da liễu Hoa Kỳ năm 2022 ở Boston.
Một nhóm các điều tra viên của Đại học Y Harvard và khoa Da liễu của Bệnh viện đa khoa Massachusettes đã xác định được các chất gây dị ứng quan trọng thường thấy ở trẻ em và thanh thiếu nên bị viêm da tiếp xúc dị ứng, là bệnh mà hiện nay cứ 5 trẻ thì có 1 trẻ bị.
Được hướng dẫn bởi Bác sĩ Jeff Yu và trình bày bởi Katherine Young, dữ liệu thu được của nghiên cứu từ thử nghiệm miếng dán ở trẻ em – được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán viêm da tiếp xúc, nhưng ít được sử dụng ở trẻ em so với người lớn.
Khi đánh giá dữ liệu đăng kí có sẵn từ năm 2016-2020, nhóm đã xác định tỷ lệ chất gây dị ứng được thử nghiệm và tỷ lệ lưu hành chất gây dị ứng được phân tầng theo độ tuổi của bệnh nhân. Từ 0-5 tuổi (n=95), 6-11 tuổi (n=197) và 12-17 tuổi (n=317).
Các nhà điều tra đã quan sát 487 bệnh nhân có >=1 test áp dương tính, cho thấy tỉ lệ dướng tính là 79,6%. Số lượng chất gây dị ứng trung bình được kiểm tra trên mỗi bệnh nhân là 71,0. Tuy nhiên, người ta nhận thấy các dị ứng ít gặp trên lâm sàng hơn so với khi thử test ở những trẻ nhỏ nhất (trung bình các dị nguyên 50,5) so với trẻ lớn nhất (77,6, p<0,001).
Mặc dù vậy, trẻ nhỏ nhất nhìn chung có tỷ lệ dương tính với các dị nguyên cao hơn (87,4% so với 75,4%, p=0,019)
Trong số trẻ em từ 0-5 tuổi được thử nghiệm, 6 dị nguyên thường gặp nhất là:
- Hydroperoxides của linalool (11/25 [44,0%])
- Nickel (27/84 [32,1%])
- Benzoyl Peroxyde (2/10 [20,0%])
- Cobalt (13/66 [19,7%])
- Formaldehyde (17/89 [19,1%])
- Potassium dichromate (10/56 [17,9%])
Trong số trẻ em từ 6-11 tuổi được thử nghiệm, 6 dị nguyên thường gặp nhất là:
- Hydroperoxit của linalool (11/25 [44,0%])
- Preservation MI ([40/163 [24,5%])
- Hydroperoxides của limonene (16/72 [22,2%])
- Preservation MCI/MI (30/190 [15,8%])
- Cobalt (29/183 [15,8%])
- Nickel (29/193 [15,0])
Trong số trẻ em từ 12-17 tuổi được thử nghiệm, 6 dị nguyên thường gặp nhất là:
- Hydroperoxit của linalool (19/103 [18,4%])
- Hydroperoxides của limonene (18/107 [16,8%])
- Nickel (46/315 [14,6%])
- Chất bảo quản MI (33/245 [12,2%])
- Cobalt (33/135 [10,5%])
- Fragrance mix I (28/280 [10,0%])
“Chúng tôi phát hiện thấy các chất gây dị ứng phổ biến nhất ở trẻ em từ năm 2016-2022 là nước hoa (linalool, limonene, Balsam của Peru), kim loại (niken, coban, vàng) và chất bảo quản (MI, MCI/MI, Formadelhyde)”, các nhà điều tra cho hay.
Nhóm nghiên cứu cũng quan sát thấy rằng các mô hình tiếp xúc và mẫn cảm cũng như tỷ lệ tiến hành và tỉ lệ dương tính test áp theo độ tuổi và chủng tộc của bệnh nhi – trẻ em châu Á và Tây Ban Nha có thời gian viêm da dài hơn, bệnh nhân da đen ít tuân thủ tốt khi test, trẻ em da đen và trẻ Tây Ban Nha được xét nghiệm với ít các dị nguyên hơn và được báo cáo có tỉ lệ dương tính thấp hơn.
Nghiên cứu “Kết quả test áp viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em từ 2016-2022” được báo cáo tại hội da liễu Hoa Kỳ 2022.