• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Bệnh da nghề nghiệp dưới lăng kính bác sĩ da liễu

BS.CKII Phạm Đình Lâm

Bệnh da nghề nghiệp là căn bệnh mang tính đặc thù, chỉ có những người làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh mới mắc bệnh, cơ chế tác động lên da cũng không đồng nhất, theo nhiều cách khác nhau.

Xem thêm

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Bệnh da nghề nghiệp (Occupational Skin Diseases) gọi ngắn OSD, được nhà khoa học người Italia Bernardino Ramazzini (1633-1714) mô tả lần đầu hồi cuối thế kỷ 17 bao gồm nhóm các bệnh da liên quan đến nhiều nghề nghiệp.

Phần lớn là do tác động hay tiếp xúc với các tác nhân trong môi trường độc hại gây ra. Rất đa dạng bởi có tới hàng nghìn chất tác động lên da theo những cơ chế không đồng nhất.

Chủ yếu là bệnh da dị ứng

Do các yếu tố vật lý (ánh sáng, phóng xạ, bức xạ, cọ sát, áp lực, rung động….), yếu tố hoá học (hoá chất…) vi sinh vật hoặc côn trùng (ruồi, muỗi)… các yếu tố đó có sẵn trong môi trường sản xuất tác động trực tiếp lên da hoặc trên cơ thể con người rồi theo thời gian xuất hiện thương tổn bệnh lý trên da….

Ngoài ra còn do yếu tố môi trường như nóng, lạnh, do virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Do các chất hay gây viêm da tiếp xúc như xà phòng, chất tẩy rửa, trang thiết bị khi làm việc, keo sơn…

Tổng thể, bệnh da nghề nghiệp chiếm khoảng 50% bệnh da dị ứng, trong đó 90% là do hoá chất

Bệnh da nghề nghiệp được phân thành nhiều dạng như viêm da tiếp xúc, viêm da tiếp xúc kích ứng, viêm da tiếp xúc dị ứng, bỏng hóa chất, mày đay tiếp xúc, thậm chí cả ung thư do ánh nắng, do hóa chất, bệnh nang lông, trứng cá… cho đến nhiễm trùng, nấm…

Chẩn đoán & Điều trị

Chẩn đoán bệnh da nghề nghiệp không khác chẩn đoán bệnh da thông thường. Đối với các trường hợp nghi ngờ, cần xác định các yếu tố như loại và vị trí các tổn thương như vùng hở hoặc tiếp xúc với cái gì liên quan đến nghề nghiệp, như chì, acid, khí độc…

Xác định mối liên quan giữa bệnh da với nghề nghiệp và môi trường lao động.  Đánh giá các yếu tố cơ địa và các yếu tố khác góp phần gây tác hại. Tiến hành các xét nghiệm cần thiết như thử nghiệm da, máu, nước tiểu….

Chẩn đoán phân biệt giữa các dạng như viêm da tiếp xúc do các nguyên nhân khác không liên quan đến nghề nghiệp. Viêm da cơ địa, nấm da, vảy nến, bệnh da do ánh sáng, nhiễm độc hoặc dị ứng do thuốc hay Porphyrin da…

Về điều trị, nguyên tắc chung là điều trị tại chỗ theo các giai đoạn tổn thương, như tổn thương cấp, bán cấp, mạn và các thể dày sừng. Sử dụng thuốc bôi tuỳ theo giai đoạn tiến triển của bệnh. Cấp tính chảy nước dùng dung dịch mát da, giảm viêm. Mãn tính, khô thì dùng thuốc kem, mỡ corticoid.

Phòng bệnh

Nên nhận dạng, thay đổi nguyên liệu gây kích thích, mẫn cảm bằng các chất vô hại. Nhà xưởng nên thông thoáng, lắp hệ thống thông hút gió, hút bụi, hơi độc. Tổ chức dây chuyền sản xuất hợp lý, có tác dụng phòng hộ tốt, bảo vệ người lao động khi tiếp xúc trực tiếp.

Đối với cá nhân, những người mắc bệnh về da như trứng cá hay viêm da dầu không nên làm việc trong môi trường có than dầu hay dầu mỡ, chất thơm…

Nên mang đầy đủ phòng hộ lao động như quần áo, giày ủng, kính đeo, khẩu trang, mặt nạ, tạp dề, găng tay khi làm việc trong môi trường độc hại. Công ty nên khám tuyển ban đầu, không tuyển những người mắc bệnh da nặng, bệnh cơ địa dị ứng để làm việc trong môi trường có hóa chất độc hại.

Thử nghiệm da với một số nguyên liệu, hóa chất chính mẫn cảm gây bệnh. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, phát hiện bệnh để kịp thời để sắp xếp lao động hợp lý và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Khuyến khích người lao động thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn lao động theo quy định. Nhanh chóng loại bỏ quần áo dính dầu hoặc hóa chất, tắm rửa hàng ngày, bôi kem giữ ẩm sau khi vệ sinh…

Chỉ làm việc trong môi trường độc hại với khoảng thời gian theo quy định, mang đầy đủ vật dụng bảo vệ, chấp hành tốt mọi quy định trong môi trường lao động độc hại, nguy hiểm theo luật lao động nhà nước đã ban hành.

Tags: Bệnh da nghề nghiệpBS.CKII Phạm Đình Lâm
Previous Post

Bệnh viêm da dầu, nguyên nhân và cách chữa trị

Next Post

U móng hắc tố: Tránh đóng đinh bệnh theo chuẩn đoán sai

Related Posts

Các Bệnh Da Khác

Một số bệnh về da thường gặp ở người cao tuổi

by Quý
18/02/2021
0

Khi tuổi cao, sức đề kháng suy giảm nên chức năng của mọi thứ cơ quan trong cơ thể giảm...

Read more

7 loại vitamin giúp cho làn da tươi sáng

07/02/2021

Nhọt và điều trị nhọt

04/02/2021

Mày đay do cholin

11/01/2021
Load More
Next Post

U móng hắc tố: Tránh đóng đinh bệnh theo chuẩn đoán sai

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

by vuong
14/05/2025
0

https://youtu.be/whdRSU8K5Dg 🔥🔥🔥 LỢI ÍCH CỦA VITAMIN C ĐỐI VỚI LÀN DA - THS.BS NGÔ ANH TUẤN - HTV9 🌞🌞🌞 Chương...

Read more

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status