Viêm da dầu là một bệnh về da dai dẳng và khó xử lý. Ngoài ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng sống còn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, tính tự tin của người bệnh.
Bệnh viêm da dầu từ đâu mà ra?
Viêm da dầu (Seborrheic Dermatitis), gọi tắt SD, là một bệnh da phổ biến, biểu hiện ban đỏ, kèm vảy bong tróc trên da. Bệnh còn có tên gọi khác là viêm da tiết bã. Đặc biệt, rất giống với bệnh vảy nến, chàm hoặc phản ứng dị ứng, thường tập trung xuất hiện ở vùng tiết nhiều bã nhờn.
Nói ngắn gọn, viêm da dầu là bệnh da mạn tính, với thương tổn cơ bản là những mảng đỏ bong vảy trắng, vảy tiết vàng, giới hạn rõ, khu trú ở vùng có nhiều tuyến bã như da đầu, mặt và phần trên thân mình.
Bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, chủ yếu gặp ở nhóm người trẻ từ 18 đến 40 tuổi, ít gặp ở người cao niên. Ở trẻ sơ sinh, tuyến bã tăng tiết trong thời kỳ này do tác dụng của androgen từ mẹ truyền sang nhau thai nên nhiều trẻ em mắc bệnh trong thời kỳ sơ sinh. SD còn gặp ở nhóm người mắc bệnh Parkinson và người có HIV.
Nguyên nhân gây SD đến nay y học chưa tường hết, dường như là sự kết hợp của nhiều yếu tố như stress, gene, do các loại nấm men khu trú trên da. Do yếu tố khách quan như thuốc, thời tiết lạnh, khô, phản ứng của hệ miễn dịch….
Nấm Malassezia ovale (Malassezia furfur), vi khuẩn P. acne và một số vi khuẩn khác đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh bệnh. Ở nhóm bệnh bị viêm da tiết bã vùng da đầu, nồng độ kháng thể kháng lại Malassezia cao hơn so với nhóm đối chứng.
Người bệnh bị viêm da dầu có đáp ứng miễn dịch với M. orbicular. Đặc biệt SD không phải do dị ứng hay do sống thiếu vệ sinh.
Chẩn đoán & điều trị
Chẩn đoán viêm da dầu chủ yếu dựa vào đặc điểm lâm sàng. Dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh:
- Bệnh vảy nến có nhiều vảy trắng bạc, thường xuất hiện trên khuỷu tay và đầu gối. Nó cũng có thể thay đổi cách móng tay của bạn trông, đôi khi mắc bệnh này cùng lúc với bệnh viêm da tiết bã.
- Bệnh chàm (viêm da dị ứng). Điều này thường gây ra viêm da trên đầu, khuỷu tay hoặc đầu gối của bạn. Bệnh trứng cá đỏ. Điều này cũng có thể xảy ra cùng với viêm da. Nó gây phát ban đỏ với ít hoặc không có vảy, thường xuất hiện trên khuôn mặt của bạn. Rosacea có thể biến mất và tái phát nhiều lần.
- Dị ứng, nếu phát ban của bạn ngứa và không khỏi khi điều trị, có thể gây dị ứng.
- Lupus ban đỏ hệ thống (SLE). Một số giai đoạn của tình trạng này có thể gây ra phát ban hình cánh bướm ở giữa mặt.
- Viêm da do ánh nắng, lupus đỏ hệ thống đôi khi cũng cần phân biệt với bệnh SD.
Có thể làm các xét nghiệm để phát hiện về sự có mặt của các loài Malassezia. Sinh thiết, mô bệnh học giúp chẩn đoán phân biệt với bệnh vảy nến, chàm…
Điều trị viêm da dầu, sử dụng các thuốc bong vảy tại chỗ để loại bỏ vảy da như acid salicylic, acid lactic, urea, propylene glycol. Các thuốc chống nấm tại chỗ như ketoconazol, ciclopirox dạng dầu gội đầu hoặc kem bôi.
Vài chủng Malassezia kháng thuốc chống nấm azole, có thể sử dụng kẽm pyrithion hoặc selenium sulfide thay thế. Corticosteroid loại nhẹ dùng tại chỗ từ 1-3 tuần để giảm viêm, giảm giai đoạn bùng phát bệnh.
Các thuốc ức chế calcineurin tại chỗ (kem pimecrolimus, mỡ tacrolimus) thường ít tác dụng phụ hơn corticosteroid khi sử dụng ở vùng mặt. Với các trường hợp bệnh nặng, kháng điều trị ở người lớn, có thể sử dụng itraconazole uống, liệu pháp ánh sáng.
Sử dụng dầu gội đầu chứa ketoconazole hoặc ciclopirox, selenium sulfide, kẽm pyrithion, coal tar, acid salicylic 2 lần mỗi tuần trong ít nhất 1 tháng. Steroid dạng dung dịch, gel có thể cho vùng da đầu hằng ngày trong vài ngày để giảm ngứa, giảm viêm.
Mặc dù viêm da tiết bã không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe nhưng nó lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Chính vì vậy, khi mắc bệnh, cần thực hiện đúng các hướng dẫn của bác sĩ để nâng cao khả năng điều trị bệnh dứt điểm. Hạn chế tối đa việc bệnh tái phát, tránh xa các yếu tố làm gia tăng bệnh như stress, nghiện rượu, hoặc dùng một số loại thuốc chữa bệnh.