• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Bệnh Lyme, thủ phạm gây nhiễm trùng da

TS. BS Lê Thái Vân Thanh, Trưởng khoa Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Lyme là một căn bệnh do vi khuẩn gây ra, lây truyền bởi vết cắn của ve hay bọ chét hút máu của động vật bị nhiễm bệnh.

Xem thêm

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Đôi nét về bệnh Lyme 

Bệnh Lyme (Lyme Disease) là một chứng nhiễm trùng do vi khuẩn thuộc chi Borrelia gây ra. Phổ biến vào mùa xuân và đầu mùa hè. Bệnh lây truyền từ động vật sang người thông qua một vết cắn của ve hay bọ chét. Bệnh dường như không lây truyền giữa người với người hoặc qua đường thực phẩm, ăn uống.

Nếu không chữa kịp thời, các triệu chứng nặng có thể gồm méo một bên hoặc cả hai bên miệng, đau khớp xương, đau đầu nghiêm trọng đi kèm với cứng cổ, hoặc chứng tim đập nhanh. Nhiều tháng hoặc nhiều năm sau đó, có thể xảy ra các cơn đau khớp và sưng tấy lặp lại. Thỉnh thoảng, bệnh nhân thường bị đau nhói hoặc ngứa ran ở tay và chân. Mặc dù được điều trị thích hợp, khoảng 10 đến 20% bệnh nhân bị đau khớp, gặp các vấn đề về trí nhớ, và cảm thấy mệt mỏi trong ít nhất sáu tháng.

Dấu hiệu phổ biến là vùng da bị mẩn đỏ, không ngứa hoặc đau, được gọi là quầng ban đỏ, bắt đầu ở chỗ vết cắn xảy ra sau khi bị cắn khoảng một tuần. Các triệu chứng sớm khác có thể bao gồm sốt, đau đầu và cảm giác mệt mỏi.

Triệu chứng của bệnh Lyme được chia thành 3 giai đoạn là khu trú, lan rộng sớm và giai đoạn muộn.

Giai đoạn khu trú có biểu hiện nổi mẩn đỏ tại nơi ve cắn, xuất hiện từ 3 ngày đến khoảng 1 tháng sau khi bị cắn. Vết cắn thường có hình tròn đồng tâm, đỏ với một chấm trắng ở giữa, hoặc đỏ hoàn toàn, xuất hiện ở vùng bụng hoặc thắt lưng, hoặc những vùng ấm, ẩm của cơ thể.

Giai đoạn lan rộng sớm xuất hiện vài ngày hay vài tháng sau khi bị cắn. Triệu chứng thường gặp nhất ở giai đoạn này là vấn đề về tim mạch và thần kinh. Khoảng 80% bệnh nhân xuất hiện biến chứng tim mạch như nhịp tim nhanh, tắc nghẽn và suy cơ tim nếu không được điều trị bằng kháng sinh.

Giai đoạn muộn tiến triển sau nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau khi ve cắn. Khoảng 10% người ở giai đoạn muộn sẽ có đau khớp gối một bên mạn tính. Ngoài ra còn xuất hiện tình trạng đau đầu, mệt mỏi, đau khớp kéo dài nhiều tháng sau khi điều trị.

Giai đoạn khu trú có biểu hiện nổi mẩn đỏ tại nơi ve cắn, xuất hiện từ 3 ngày đến khoảng 1 tháng sau khi bị cắn (Ảnh minh họa)

Chẩn đoán được dựa trên sự kết hợp của các triệu chứng, tiền sử da. Bác sĩ da liễu sẽ cho làm các xét nghiệm máu ELISA và Western blot. Nếu bị nhiễm trùng dưới 6 tuần, cơ thể của bạn có thể chưa tạo đủ kháng thể để phát hiện trong các xét nghiệm. Cả hai xét nghiệm đều có thể cho kết quả dương giả hoặc không rõ ràng. Trong một số hiếm trường hợp, dịch khớp hoặc dịch não tủy có thể cần phân tích để chẩn đoán xác định bệnh Lyme.

Giải pháp điều trị và phòng bệnh Lyme 

Sử dụng kháng sinh như doxycycline, amoxicillin, và cefuroxime trong vòng 2 – 4 tuần, trẻ em có thể dùng amoxicillin, doxycycline và cefuroxime axetil. Điều trị giai đoạn sớm để phòng ngừa các biến chứng về tim mạch, thần kinh và khớp. Nếu có triệu chứng của giai đoạn lan rộng sớm hoặc giai đoạn muộn, bác sĩ có thể sẽ điều trị bằng kháng sinh đường tĩnh mạch.

Phản ứng phụ sau khi dùng kháng sinh có thể là đau đầu, mệt mỏi, đau cơ và khớp kéo dài nhiều tháng sau khi kết thúc điều trị. Riêng tổn thương thần kinh có thể kéo dài hơn. Nếu kháng sinh không phát huy tác dụng với các triệu chứng, rất có thể không mắc bệnh Lyme mà là do mắc bệnh khác.

Phòng ngừa bệnh Lyme là dò tìm kiếm diệt ve, mang trang phục dài tay, bỏ ống quần vào vớ, nếu cần đi giầy ghệt cao cổ khi làm việc ngoài trời, và sử dụng thuốc xịt đuổi côn trùng phòng ve đốt.

Tags: lymenhiễm trùng daTS BS. Lê Thái Vân Thanh
Share348SendSend
Previous Post

Độ tuổi ảnh hưởng đến làn da và chăm sóc da theo từng giai đoạn

Next Post

Ma trận mỹ phẩm giả: Hậu quả khôn lường

Related Posts

Các Bệnh Da Khác

Phục hồi da sau kỳ nghỉ Tết

by Quý
13/02/2023
0

Trong thời gian nghỉ Tết, sinh hoạt bị xáo trộn gây nhiều ảnh hưởng tới làn da. Sau tết, chúng...

Read more

Phỏng da mặt, tổn thương da do đắp mặt nạ tự chế

04/02/2023

Khi mỹ phẩm cũng có thể gây ung thư

28/10/2022

Tác hại khôn lường khi trẻ hóa làn da không đúng cách

09/08/2022
Load More
Next Post

Ma trận mỹ phẩm giả: Hậu quả khôn lường

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

by Quý
27/03/2023
0

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phương Thảo, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y...

Read more

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM