• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Bệnh Nổi Mày Đay(Mề Đay), Nguyên Nhân Do Đâu & Triệu Chứng Của Bệnh

Bệnh mày đay, hay còn gọi là nổi mề đay, nguyên nhân do đâu và triệu chứng là gì, bệnh có nguy hiểm không, nên chăm sóc người bệnh như thế nào, phòng ngừa ra sao… Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Nổi mày đay là bệnh gì?

Bệnh nổi mề đay nguyên nhân do đâu và triệu chứng của bệnh
Nổi sẩn phù là một trong những dấu hiệu đặc trưng của nổi mày đay.

Nổi mày đay xảy ra khi các mao mạch dưới da, niêm mạc phản ứng lại các tác nhân gây dị ứng. Hậu quả là gây ra các triệu chứng như:

Xem thêm

Điều trị nám da, tàn nhang, đồi mồi bằng công nghệ cao – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Bệnh Gai Đen – Bác sĩ của bạn – HTV9

Silicone từ hoạt chất cổ điển đến ứng dụng hiện đại trong thẩm mỹ

Bệnh viêm quầng có nghiêm trọng không?

  • Ngứa ngáy khó chịu
  • Phù, nổi sẩn phù ở mặt, thân mình, tay chân… Các nốt ban có thể có kích thước và hình dáng khác nhau

 Nổi mày đay được chia thành 2 dạng là:

  • Mày đay cấp tính: Bệnh bùng phát đột ngột, dữ dội, thường kéo dài từ vài giờ đến dưới 6 tuần. Ở mức độ nhẹ, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị
  • Mày đay mạn tính: Bệnh kéo dài trên 6 tuần, thường không rõ yếu tố khởi phát. Do đó, thể này rất khó điều trị và phòng ngừa, gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và có thể cần can thiệp điều trị tích cực hơn.

Tại sao nổi mày đay?

Thuốc điều trị một số bệnh lý khác có thể là nguyên nhân gây nổi mày đay
Thuốc điều trị một số bệnh lý khác có thể là nguyên nhân gây nổi mày đay.

Mặc dù nổi mày đay là một căn bệnh khá phổ biến nhưng may mắn là bệnh không có khả năng lây từ người sang người. Một số nguyên nhân gây nổi mày đay thường gặp bao gồm:

  • Dị ứng với: thời tiết, hóa mỹ phẩm, phấn hoa…
  • Do côn trùng cắn
  • Mệt mỏi, căng thẳng
  • Do bệnh lý và tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị
  • Đôi khi có thể xuất hiện cùng lúc nhiều nguyên nhân gây nổi mày đay trên cùng một bệnh nhân

Nổi mày đay có nguy hiểm không?

Nổi mày đay có thể là một trong những triệu chứng của sốc phản vệ.
Nổi mày đay có thể là một trong những triệu chứng của sốc phản vệ.

Thông thường, mày đay không gây nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là mày đay mạn tính. Ngoài ra, trong những trường hợp nặng như sốc phản vệ có thể dẫn đến dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán và cấp cứu kịp thời.

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ nếu mày đay:

  • Không thuyên giảm trong vòng 24 giờ và có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn
  • Mày đay kèm đau đớn hoặc các triệu chứng hệ thống khác
  • Các biện pháp chăm sóc tại nhà không có hiệu quả

Đặc biệt, người bệnh cần gọi cấp cứu ngay nếu nổi mày đay kèm theo:

  • Cảm thấy choáng váng
  • Cảm thấy tức ngực hoặc khó thở
  • Cảm thấy khô lưỡi và sưng họng

Chăm sóc đúng cách khi bị nổi mày đay

Nổi mày đay không cần phải “kiêng tắm”
Nổi mày đay không cần phải “kiêng tắm”

Khi bị nổi mày đay, chườm mát là một trong những biện pháp giảm ngứa tức thời hữu hiệu nhất trong trường hợp nổi mày đay không liên quan đến lạnh. Bên cạnh đó, người bệnh có thể khắc phục triệu chứng ngứa tạm thời bằng cách tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao, mặc quần áo rộng rãi và thoa dưỡng ẩm không chứa chất tạo mùi, chất bảo quản giúp làm giảm tình trạng khô và dễ kích ứng da…

Đặc biệt, một số người cho rằng, nổi mày đay cần kiêng tắm rửa, tuy nhiên điều này chỉ đúng trong trường hợp nổi mày đay liên hệ với nước thì cần hạn chế tiếp xúc với nước hoặc thay đổi nguồn nước…

Tắm và vệ sinh cơ thể là điều cần thiết để loại bỏ da chết, bụi bẩn, mồ hôi và các vi khuẩn gây hại trên da, giữ cho da sạch sẽ, tránh nhiễm trùng. Người bệnh nên cần lưu ý điều chỉnh nhiệt độ nước để tắm phù hợp, ở nơi kín gió, không chà xát mạnh, không dùng sữa tắm…

Bị nổi mày đay nên kiêng gì, ăn gì?

Dinh dưỡng đúng cách giúp phòng bệnh nổi mày đay chóng khỏi hơn
Dinh dưỡng đúng cách giúp phòng bệnh và hỗ trợ nổi mày đay (nổi mề đay) chóng khỏi hơn

Khi bị nổi mày đay, bên cạnh việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần cẩn trọng trong chế độ dinh dưỡng như:

Nên tránh:

  • Những thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, đậu phộng và các loại đậu khác, trứng, thực phẩm chứa màu và chất bảo quản…
  • Nếu dị ứng với nhựa, nên tránh một số thực phẩm như chuối, hạt dẻ, kiwi, xoài…

Cần tăng cường:

  • Thực phẩm giàu Omega 3 (cá hồi, cá thu…)
  • Ăn nhiều tỏi, nghệ.
  • Bổ sung rau, củ, trái cây tươi, nhất là những loại quả chứa nhiều Vitamin C (cam, bưởi, ổi…)

Phòng ngừa nổi mày đay như thế nào?

Nổi mày đay là một tình trạng phổ biến và rất dễ tái phát. Để phòng ngừa căn bệnh này, người bệnh cần lưu ý:

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm
  • Đối với người bệnh do dị ứng thời tiết, cần giữ ấm khi trời chuyển lạnh, tránh tiếp xúc với phấn hoa
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa… Trong trường hợp bất khả kháng, nên sử dụng các dụng cụ bảo hộ như quần áo lao động, găng tay…
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế sự xâm nhập của các loại ký sinh
  • Thường xuyên vận động, dinh dưỡng lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch
  • Giữ tinh thần thoải mái nếu nguyên nhân nổi mày đay là do stress
  • Tham vấn ý kiến bác sĩ nếu nổi mày đay sau khi sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý khác.
Tags: dị ứngdị ứng vì stressnổi mày đaysốc phản vệ
Previous Post

CẦN CHĂM SÓC DA ĐÚNG CÁCH SAU KHI LÀM ĐẸP BẰNG PHẪU THUẬT

Next Post

CHỌN ĐÚNG THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM DA MỦ, NGĂN NGỪA BỆNH TÁI PHÁT

Related Posts

Nổi bật

Bác sĩ của bạn: Dị ứng hải sản có vỏ

by Quý
25/06/2024
0

ThS.BS Thái Thanh Yến, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược, hải sản có...

Read more

Khi mỹ phẩm cũng có thể gây ung thư

28/10/2022

Xài thuốc nhuộm tóc không nguồn gốc, tróc da đầu như chơi

18/08/2022

Mối liên quan giữa rối loạn dị ứng và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), tự kỷ ở trẻ thời thơ ấu

13/07/2022
Load More
Next Post

CHỌN ĐÚNG THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM DA MỦ, NGĂN NGỪA BỆNH TÁI PHÁT

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

by vuong
14/05/2025
0

https://youtu.be/whdRSU8K5Dg 🔥🔥🔥 LỢI ÍCH CỦA VITAMIN C ĐỐI VỚI LÀN DA - THS.BS NGÔ ANH TUẤN - HTV9 🌞🌞🌞 Chương...

Read more

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status