• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Bệnh tổ đỉa, giải pháp phòng ngừa, chữa trị thế nào?

ThS. BS. Lê Minh Châu

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Cùng với những bệnh da liễu khác, bệnh tổ đỉa là một tình trạng viêm da với triệu chứng điển hình là những mụn nước nhỏ xuất hiện ở các ngón, bàn tay, bàn chân gây ngứa. Dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh kéo dài, gây mất thẩm mỹ và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Xem thêm

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Tổ đỉa là gì? Ai dễ mắc bệnh?

Theo Quỹ Giáo dục & Nghiên cứu Y khoa Mayo Mỹ (MCO), tổ đỉa (dyshidrosis) là tình trạng viêm da dị ứng, biểu hiện là các mụn nước cứng, chắc, nằm ở lớp thượng bì của da, thường có kích thước như đầu đinh ghim nhưng cũng có lúc có đường kính lên đến khoảng vài cm, gây cảm giác ngứa, xuất hiện đối xứng, đội khi tập trung thành từng cụm, thường gặp ở kẽ ngón tay, ngón chân hay lòng bàn tay, bàn chân.

Mụn nước thường chứa dịch trong, vô khuẩn nhưng dễ bội nhiễm vi khuẩn khi bệnh nhân cào gãi. Sau vài tuần, mụn nước khô lại và da bắt đầu đóng mài, bong vảy và xuất hiện vết nứt.

Tổ đỉa thường xuất hiện ở kẽ ngón tay, ngón chân hay lòng bàn tay, bàn chân.

Tổ đỉa không lây, không quá nguy hiểm, nhưng lại dễ tái phát khiến việc điều trị khó khăn. Bệnh xuất hiện theo từng đợt, mỗi đợt kéo dài khoảng vài tuần.

Tổ đĩa thường chỉ xuất hiện trên những bệnh nhân có tiền căn viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc kích ứng hay viêm da tiếp xúc dị ứng.

Vì vậy, đối tượng dễ mắc bệnh là những bệnh nhân có bệnh về miễn dịch – dị ứng – kích ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, những người có da nhạy cảm, phát ban sau khi tiếp xúc với một số chất gây kích ứng như phấn hoa, mỹ phẩm, hóa chất, bụi bẩn hay những người tiếp xúc với một số kim loại trong môi trường công nghiệp như cobalt và nikel.

Chẩn đoán, chữa trị và phòng ngừa

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh dựa vào thăm khám trên lâm sàng. Hiện nay, không có xét nghiệm nào giúp xác định bệnh nhưng các bác sĩ có thể dùng các xét nghiệm hỗ trợ để giúp loại trừ các bệnh khác có triệu chứng tương tự, chẩn đoán bệnh đi kèm hay tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các liệu pháp điều trị phù hợp.

Thông thường, người bệnh thể dùng thuốc thoa corticoid dạng kem hay mỡ để làm giảm triệu chứng bệnh. Sau khi dùng thuốc, bệnh nhân có thể dùng màng bọc thực phẩm hay chườm ấm để tăng độ hấp thu của thuốc. Ngoài ra, thuốc ức chế calcineurin dạng thoa (tacrolimus, pimecrolimus) thường được dùng để thay thế corticoid để hạn chế tác dụng phụ khi dùng thuốc corticoid thoa lâu ngày.

Người bệnh thể dùng thuốc thoa corticoid dạng kem hay mỡ để làm giảm triệu chứng bệnh.

Ở một số trường hợp nặng, bệnh nhân có thể sẽ phải dùng thuốc corticoid đường uống (prednisone, methylprednisolone,…) trong một thời gian ngắn.

Bên cạnh đó, các phương pháp khác như ngâm bồn bằng psoralen sau đó chiếu tia UVA hay tiêm Onabotulinumtoxin A vào vùng da cần điều trị cũng được chứng minh là có hiệu quả trong cải thiện triệu chứng bệnh tổ đỉa.

Vì nguyên nhân không rõ ràng nên chưa có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh tổ đỉa. Mặc dù vậy, mọi người có thể sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, thường xuyên tập thể dục, tránh tiếp xúc với các hóa chất gây kích ứng, dị ứng và muối kim loại như cobalt, nikel, dưỡng ẩm da tay thường xuyên, đeo găng khi trời lạnh để giúp giảm tần suất tái phát của bệnh.

Tags: mụn nướcThS.BS Lê Minh Châutổ đĩaviêm da cơ địaviêm da tiếp xúc kích ứng
Share348SendSend
Previous Post

Điều trị Pemphigus – bệnh da bóng nước tự miễn

Next Post

Liệu pháp quang động trong xử lý các khối u lành tính ngoài da

Related Posts

Bệnh da dị ứng - miễn dịch

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

by Quý
19/03/2023
0

Bệnh nhân nhi bị viêm da cơ địa (atopic dermatitis - AD) thường gặp các triệu chứng ở các vị...

Read more

Bệnh tổ đỉa, phòng ngừa, chữa trị như thế nào?

03/03/2023

Mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm da dị ứng liên quan với tỷ lệ dị ứng thức ăn

17/02/2023

Trẻ em bị sẩn teo da (Atrophic Papulosis) thường kèm triệu chứng tiêu hóa và thần kinh

14/02/2023
Load More
Next Post

Liệu pháp quang động trong xử lý các khối u lành tính ngoài da

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

by Quý
27/03/2023
0

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phương Thảo, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y...

Read more

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM