Thứ Hai, 25 Tháng Một , 2021
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da tiếp xúc bội nhiễm

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm xảy ra khi da bị tấn công bởi các loại virus/vi khuẩn trong tình trạng đang bị viêm nhiễm

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Các triệu chứng viêm da tiếp xúc thường biến mất trong hai đến ba tuần. Tuy nhiên ở mức độ nặng hơn như viêm da tiếp xúc bội nhiễm lại có thể gây ra một số biến chứng nếu không có hướng điều trị kịp thời, đúng cách.

Xem thêm

Không hề xưa cũ như rượu vang: Những giả thuyết và bí ẩn về bớt rượu vang dạng mắc phải (APWS)

Ba căn bệnh về da liên quan đến COVID-19

U móng hắc tố: Tránh đóng đinh bệnh theo chuẩn đoán sai

Bệnh da nghề nghiệp dưới lăng kính bác sĩ da liễu

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm, triệu chứng như thế nào?

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là mức độ nặng hơn viêm da thông thường, xảy ra khi da bị tấn công bởi các loại virus/vi khuẩn trong tình trạng đang bị viêm. Bệnh thường mang đến các triệu chứng phổ biến như sau:

  • Nổi mụn mủ, bóng mủ, nổi riêng lẻ hoặc thành từng mảng, chảy dịch mủ vàng đục/xanh, đóng mài vàng dày… trên nền da đỏ, sưng, đau
  • Có thể lở loét

Các vấn đề trên thường xuất hiện tại mặt, tay chân. Tuy nhiên vẫn có nguy cơ không nhỏ bệnh “lan” toàn thân. Thêm vào đó người bệnh viêm da tiếp xúc bội nhiễm cũng dễ gặp phải sốt, mệt mỏi, ăn uống mất ngon….

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm xảy ra khi da bị tấn công bởi các loại virus/vi khuẩn trong tình trạng đang bị viêm nhiễm

Biến chứng nguy hiểm của viêm da tiếp xúc bội nhiễm

Khi tình trạng ngứa và kích ứng của viêm da tiếp xúc trở nên nghiêm trọng hơn và dai dẳng, các biến chứng sau đây có thể xảy ra:

  • Nhiễm trùng

Do da bị kích ứng nên rất dễ bị trầy xước dẫn đến nhiễm trùng vi khuẩn hoặc nấm, phổ biến hàng đầu là staphylococcus và streptococcus. Đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng chóc lở, chảy mủ. Nhiễm trùng da rất dễ lây lan, tuy nhiên có thể kiểm soát tốt bằng kháng sinh hoặc các loại thuốc chống nấm tùy vào nguyên nhân.

  • Viêm da thần kinh

Khi bị viêm da tiếp xúc, việc gãi có thể khiến da càng cảm thấy ngứa thêm. Nếu không chú ý, có thể gây ra trầy xước và co giãn mạn tính ở da. Kết quả, da trở nên dày cộm, đổi màu và sần sùi.

Để điều trị viêm da tiếp xúc, bệnh nhân sẽ cần dùng đến kem corticosteroid, thuốc chống ngứa và trong nhiều trường hợp cần cả thuốc chống lo âu, trầm cảm.

Việc gãi do viêm da tiếp xúc dễ khiến da trở nên dày cộm hoặc sần sùi
  • Viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào là tình trạng nhiễm trùng da, có triệu chứng bao gồm sốt, đau/đỏ vùng da bị ảnh hưởng hoặc ớn lạnh, đau nhức. Với người có hệ miễn dịch yếu, viêm mô tế bào rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng. Cần gặp ngay bác sĩ nếu có bất kỳ triệu trứng nào như trên.

Ngoài 3 biến chứng chủ yếu nêu trên, viêm da tiếp xúc nói riêng và các vấn đề về da liễu nói chung đều sẽ gây ảnh hưởng tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trò chuyện cùng bác sĩ sẽ vừa giúp người bệnh giải tỏa tinh thần vừa nhận được hướng quản lý, điều trị các triệu chứng hiệu quả hơn.

Phòng ngừa viêm da tiếp xúc bội nhiễm bằng cách nào?

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm dễ có nguy cơ tái đi tái lại nhiều lần, do đó việc chăm sóc cơ thể cẩn thận là điều quan trọng để phòng ngừa cũng như tránh bệnh quay lại nếu đã từng mắc phải. Chúng ta nên:

  • Vệ sinh da thường xuyên để tránh vi khuẩn xâm nhập. Lưu ý với người đang bị viêm da tiếp xúc bội nhiễm, tránh kỳ cọ, chà sát da mạnh để tránh trầy xước, tổn thương da.
  • Tránh gãi mạnh, gãi nhiều trên da
  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng da, viêm da như khói bụi, phấn hoa, côn trùng,…
  • Không nên sử dụng các chất tẩy rửa mạnh khi đang bị bệnh; bình thường nên mang găng tay khi dùng đến
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm để có thể giúp phục hồi lớp da ngoài cùng và giữ cho làn da thêm mềm mại, tăng tính đàn hồi
  • Xây dựng lối sống, chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng cơ thể
Nên có đồ nghề bảo hộ khi sử dụng các chất tẩy rửa để tránh gây hại đến da dẫn đến viêm da tiếp xúc bội nhiễm

Nếu bạn làm một trong các công việc sau cũng cần cảnh giác tình trạng viêm da tiếp xúc, viêm da tiếp xúc bội nhiễm nhiều hơn vì đây là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn thông thường:

  • Nhân viên y tế và nha khoa
  • Thợ kim khí
  • Công nhân xây dựng
  • Thợ làm tóc và thẩm mỹ
  • Cơ khí tự động
  • Thợ lặn hoặc người bơi (do tiếp xúc với đồ nghề cao su thường xuyên)
  • Hay sử dụng chất tẩy rửa
  • Người làm vườn hoặc nghề nông
  • Đầu bếp và những người khác làm việc liên quan tới thức ăn

Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da

Tags: Biến chứng nguy hiểm của viêm da tiếp xúc bội nhiễmđiều trị viêm da tiếp xúcviêm da tiếp xúcviêm da tiếp xúc bội nhiễmviêm mô tế bào
Share348SendSend
Previous Post

Viêm Da Tiếp Xúc Kiêng Gì? DùngThuốc Gì?

Next Post

Tăng cân béo phì, da ‘gồng’ theo và mắc bệnh

Related Posts

Bệnh da dị ứng - miễn dịch

Viêm Da Tiếp Xúc Kiêng Gì? DùngThuốc Gì?

by Quý
22/06/2020
0

Viêm da tiếp xúc dùng thuốc gì, ăn gì, kiêng gì, sinh hoạt như thế nào… đều ảnh hưởng đến...

Read more

Chăm Sóc Tại Nhà Viêm Da Tiếp Xúc Ở Trẻ Em & Bà Bầu

25/04/2020

ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM DA TIẾP XÚC

25/04/2020

THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM DA TIẾP XÚC HIỆU QUẢ VÀ NHỮNG LƯU Ý

25/04/2020
Load More
Next Post

Tăng cân béo phì, da 'gồng' theo và mắc bệnh

Bài xem nhiều

Các Bệnh Da Khác

Không hề xưa cũ như rượu vang: Những giả thuyết và bí ẩn về bớt rượu vang dạng mắc phải (APWS)

by Quý
24/01/2021
0

Bớt rượu vang (PWS) là tình trạng dị dạng mao mạch ở da, đa số là bẩm sinh (gọi là...

Read more

Không hề xưa cũ như rượu vang: Những giả thuyết và bí ẩn về bớt rượu vang dạng mắc phải (APWS)

Ba căn bệnh về da liên quan đến COVID-19

U móng hắc tố: Tránh đóng đinh bệnh theo chuẩn đoán sai

Bệnh da nghề nghiệp dưới lăng kính bác sĩ da liễu

Bệnh viêm da dầu, nguyên nhân và cách chữa trị

Bệnh nhân bị chàm bàn tay thường bị stress nặng

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM