• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM DA TIẾP XÚC

Hầu hết các phản ứng viêm da tiếp xúc đều không nghiêm trọng, nhưng bệnh dễ gây nhiều khó chịu. Do đó điều trị viêm da tiếp xúc sớm, đúng cách là điều cần thiết.

Xem thêm

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Viêm da tiếp xúc là gì?

Viêm da tiếp xúc là tình trạng phát ban đỏ, ngứa do tiếp xúc trực tiếp với một chất gây kích ứng hoặc phản ứng dị ứng với nó. Bệnh có sự tham gia của hệ miễn dịch.

Tuy không truyền nhiễm hoặc đe dọa tính mạng nhưng bệnh thường gây khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh và cần đến các bác sĩ da liễu để xác định chính xác tình trạng bệnh và có hướng điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả. 

Viêm da tiếp xúc là tình trạng phát ban đỏ, ngứa do tiếp xúc trực tiếp với một chất có phản ứng dị ứng

Viêm da tiếp xúc xuất hiện sau khi da tiếp xúc với chất gây kích ứng hoặc gây ra phản ứng dị ứng. Các tác nhân phổ biến gây viêm da tiếp xúc bao gồm:

  • Các sản phẩm làm đẹp như thuốc nhuộm, mỹ phẩm, nước hoa, dầu gội,…
  • Hóa chất dùng trong các sản phẩm thuộc da
  • Độc tố cây thường xuân, cây sồi và cây sơn
  • Một số loại thuốc dùng ngoài da
  • Chất tẩy rửa
  • Các chất trong không khí, như mùn cưa hoặc bụi len
  • Kim loại được tìm thấy trong đồ trang sức và khóa thắt lưng (Niken)…

Nhận biết triệu chứng viêm da tiếp xúc

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm da tiếp xúc phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nhạy cảm của da, bao gồm:

  • Da khô, đóng vảy, bong tróc
  • Nổi mụn nước
  • Da đỏ sạm hoặc có phản ứng gây ra giống như bị bỏng
  • Ngứa nhiều
  • Da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời
  • Xuất hiện tình trạng sưng, nhất là ở vùng trán, mắt
Vùng da bị viêm tiếp xúc có tình trạng đỏ sạm như bị bỏng

Viêm da tiếp xúc có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu bạn liên tục gãi vào vùng bị ảnh hưởng, khiến vùng da chịu kích ứng bị ướt và chảy nước. Điều này tạo ra một nơi tốt cho vi khuẩn hoặc nấm phát triển và có thể gây nhiễm trùng.

Điều trị bệnh viêm da tiếp xúc

  • Điều trị viêm da tiếp xúc tại nhà

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm da tiếp xúc sẽ tự biến mất sau 2 – 4 tuần (có trường hợp kéo dài hơn) một khi nhân tố gây bệnh không còn tiếp xúc với da. Người bệnh có thể chữa trị tại nhà theo một số phương pháp dưới đây:

  • Tránh làm trầy xước khu vực viêm da tiếp xúc ngứa. Gãi có thể khiến kích ứng da tồi tệ hơn hoặc thậm chí gây nhiễm trùng.
  • Làm sạch da bằng xà phòng dịu nhẹ và nước ấm để loại bỏ các chất gây kích ứng.
  • Ngừng sử dụng/ tiếp xúc bất kỳ sản phẩm hay yếu tố nào nghi ngờ có thể gây bệnh.
  • Chườm mát. Đắp khăn nhúng qua nước mát lên vùng da bị ảnh hưởng trong 15-30 phút. Nên lặp lại nhiều lần trong ngày.
  • Tắm mát với baking soda, bột yến mạch
  • Có thể dùng thêm Vaseline hoặc thuốc chống ngứa bằng kháng histamin đường uống để làm dịu đi các triệu chứng bệnh
  • Kết hợp uống các loại vitamin A, E, C, kẽm nếu không có chống chỉ định.
Có thể dùng thêm kem dưỡng ẩm lên vùng da bị kích ứng
  • Viêm da tiếp xúc nào cần gặp bác sĩ da liễu?

Mặc dù có thể xử lý như trên nhưng bạn nên đi khám nếu tình trạng phát ban/ nổi mụn nước trên da xuất hiện gần mắt hoặc miệng, ảnh hưởng một vùng rộng lớn của cơ thể hoặc việc chăm sóc tại nhà không làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng. 

Trong trường hợp nghiêm trọng, để điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả, bác sĩ da liễu có thể kê toa corticosteroid đường uống để giảm viêm, thuốc kháng histamine để giảm ngứa hoặc kháng sinh để chống nhiễm trùng vi khuẩn khi điều trị viêm da dị ứng tiếp xúc.

Để việc gặp bác sĩ da liễu có kết quả tốt trong điều trị viêm da tiếp xúc hơn, bạn nên chuẩn bị một số thông tin như sau:

  • Liệt kê các dấu hiệu và triệu chứng, bao gồm khi bắt đầu và thời gian kéo dài.
  • Ghi chú về những sản phẩm sử dụng trên da hoặc hóa chất tiếp xúc mỗi ngày
  • Liệt kê trước những loại thuốc hay chất bổ sung đang dùng
  • Thói quen chăm sóc da hàng ngày
  • Những điều cần trao đổi với bác sĩ da liễu: hướng điều trị bệnh viêm da tiếp xúc hiệu quả, điều cần làm – nên tránh khi viêm da tiếp xúc ngứa, cách phòng ngừa viêm da tiếp xúc…

 

Tags: bác sĩ da liễuđiều trị viêm da tiếp xúc hiệu quảviêm da tiếp xúc
Previous Post

Cẩn Trọng Chứng Viêm Da Do Tiếp Xúc Côn Trùng, Ánh Sáng, CRôm

Next Post

Bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh có lây không? Có nguy hiểm không?

Related Posts

CME

Điểm lại những điều thú vị tại hội thảo cập nhật kiến thức y khoa liên tục

by vuong
20/06/2024
0

Diễn ra vào ngày 16.6.2024, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM kết hợp cùng thương hiệu Rejuvaskin Việt Nam...

Read more

Viêm da dị ứng là bệnh gì?

22/02/2024

Sự khác nhau giữa viêm da do kiến ba khoang với zona thần kinh

29/11/2023

Các công nghệ mới nổi tăng cường hình ảnh nhắm mục tiêu các bệnh hiếm gặp

11/09/2023
Load More
Next Post

Bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh có lây không? Có nguy hiểm không?

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

by vuong
14/05/2025
0

https://youtu.be/whdRSU8K5Dg 🔥🔥🔥 LỢI ÍCH CỦA VITAMIN C ĐỐI VỚI LÀN DA - THS.BS NGÔ ANH TUẤN - HTV9 🌞🌞🌞 Chương...

Read more

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status