• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Tăng cân béo phì, da ‘gồng’ theo và mắc bệnh

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Hiện nay, khi xu hướng tăng cân, béo phì vẫn chưa được kiểm soát, các chuyên gia da liễu liên tục phát hiện các bệnh lý da liên quan đến tình trạng béo phì.

Xem thêm

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

VIÊM DA QUANH MÓNG LÀ BỆNH GÌ?

Các biểu hiện da liên quan đến béo phì có thể kể đến như rạn da, viêm kẽ, dày sừng lòng bàn chân, phù bạch huyết, bệnh gai đen, nguy cơ cao mắc bệnh nhiễm trùng và ung thư hắc tố, góp phần bùng phát các bệnh lý tự viêm như vẩy nến và chậm lành thương.

Mỡ nhiều, da giãn

Một nghiên cứu năm 2017 trên các phụ nữ béo phì ở Mỹ cho thấy hàng rào bảo vệ da và chức năng giữ ẩm của da bị suy giảm đáng kể, khiến da trở nên khô và thô ráp so với phụ nữ không béo phì.

Mạch máu tại chỗ ở mặt cũng giãn nở để đáp ứng với tình trạng viêm khiến da đỏ và giảm sắc tố màu vàng.

Trái lại, da bong vảy và sần sùi là kết quả của sự kết hợp phản ứng viêm hệ thống với tình trạng đề kháng insulin dẫn đến tăng nồng độ interkeukin-6, leptin, adipokine và insulin.

Không chỉ một triệu chứng 

Loét da, thường gặp ở chi dưới do suy tĩnh mạch. Trong những trường hợp có bệnh lý đái tháo đường đi kèm, loét da đặc biệt đề kháng với điều trị.

Viêm da cơ địa do tình trang viêm mạn tính và tăng tiết Interleukin-6.

Phù bạch huyết, thường xảy ra ở cẳng chân do hậu quả của nhiễm trùng và tắc nghẽn lưu thông hạch bạch huyết cục bộ.

Rạn da bị gây ra bởi sự kéo căng quá mức của da ở những khu vực có lượng lớn mô mỡ như ngực, mông, bụng, hông và đùi. Chúng xuất hiện đầu tiên dưới dạng các dải màu hồng, sau đó chuyển sang màu tím và trở nên trắng theo thời gian, có thể lõm và teo da.

Có thể xuất hiện các u lành da nhỏ màu hồng nhạt, quanh mí mắt, cổ và nách.

Bệnh gai đen: là tình trạng tăng sắc tố khu vực nếp gấp, kết cấu bề mặt có thể trơn láng, sần sùi hoặc nhú lên bề mặt da. Sự xuất hiện của các biểu hiện da này gia tăng tùy theo mức độ béo phì, có thể là lành tính hoặc ác tính và còn được xem như là một dấu hiệu cho bệnh nội tiết toàn thân tiềm ẩn như đái tháo đường hoặc ung thư.

Chứng tăng sừng chân của bàn chân: vùng da gót chân, vòm và ngón chân cái dày lên lan tỏa. Đây là hậu quả thường gặp của cả bệnh tiểu đường và béo phì và là than phiền phổ biến nhất ở những người mắc bệnh béo phì.

Tập thể dục
Thường xuyên vận động thể lực và duy trì chế độ luyện lập đều đặn là bí quyết giảm cân thành công – Ảnh minh họa. Nguồn: betterhealth.vic.gov.au

Kể cả bệnh lý và bệnh lý nhiễm trùng 

Bệnh lý viêm da mạn tính viêm tuyến mồ hôi nung mủ thường bị nặng thêm theo số lượng và độ sâu của nếp gấp da, tăng lên khi tăng cân nhiều hơn. Tình trạng này thường xảy ra ở các vùng nách, háng và ở nếp gấp da, các khu vực trên cơ thể thường xuyên bị ma sát giữa da với da và da với quần áo khi bệnh nhân di chuyển.

Viêm tuyến mồ hôi nung mủ thường bắt nguồn từ tình trạng tắc nghẽn nang lông gây ra viêm và hình thành apxe, sau đó phát triển thành các đường xoang thường thúc đẩy nhiễm trùng thứ phát.

Bệnh nhân béo phì có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng da cao hơn người không có tình trạng này. Các bệnh lý thường gặp như viêm nang lông, nhiễm nấm candida, nhọt, erythrasma, nhiễm nấm vùng bẹn và đáy chậu do hậu quả của bệnh béo phì và các bệnh đồng mắc như tiểu đường và suy yếu lưu thông mạch máu.

Các bệnh lý viêm nhiễm thường gặp ở các vùng nếp gấp của vùng sinh dục và xung quanh vú, ở các nơi có độ ẩm, nhiệt độ cơ thể cao và đổ mồ hôi góp phần thúc đẩy sự hình thành của nấm men và các vi khuẩn khác.

Các bệnh lý khác nghiêm trọng hơn cũng có thể phát triển, bao gồm:

Viêm kẽ: xảy ra do sự kết hợp của kích ứng da và nhiễm trùng, thường gặp nhất là từ sự xâm lấn của nấm.

Viêm mô tế bào: một bệnh nhiễm trùng cấp tính, lây lan nhanh chóng ở da và mô dưới da, thường xảy ra ở các chi dưới. Bệnh lý này thường gặp ở bệnh nhân béo phì, được kích hoạt thường xuyên do sự tổn thương của hàng rào da và / hoặc tắc nghẽn tĩnh mạch hoặc lưu thông bạch huyết.\

 

Béo phì và sự ảnh hưởng lên bệnh vẩy nến

Béo phì được xem là một yếu tố tiên lượng xấu của bệnh vẩy nến và được coi là yếu tố nguy cơ phát triển độc lập của bệnh viêm da mãn tính này thông qua việc sản xuất các đại thực bào từ mô mỡ.

Vì mô mỡ nội tạng tăng lên do béo phì, sản xuất các cytokine tiền viêm, bao gồm yếu tố hoại tử khối u, IL-6, Il-8, Il-17, Il-18 và protein hóa hướng động bạch cầu đơn nhân, và adipokine, như chemerin, visfatin, leptin và adiponectin cũng dẫn đến kích thích phản ứng tự viêm.

Y học đã chứng minh giảm trọng lượng cơ thể có mối tương quan trực tiếp với giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh vẩy nến. Béo phì cũng ảnh hưởng đến dược lực học của các loại thuốc sử dụng để điều trị bệnh vẩy nến và có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.

 

Bác sĩ da liễu không chỉ chữa bệnh da

Tất cả các chuyên gia đều khuyến cáo rằng sẽ tiếp tục sự gia tăng các biến chứng liên quan đến béo phì và các bác sĩ da liễu sẽ tiếp tục phải đối mặt và điều trị hàng loạt các tình trạng da liên quan đến vấn đề cân nặng.

Béo phì sẽ dẫn đến sự thay đổi các đặc tính của da và trong một số trường hợp da còn bị suy yếu. Vì thế, vai trò của bác sĩ da liễu không chỉ can thiệp điều trị cho các biểu hiện béo phì ở da mà còn phải sớm có chỉ định quản lý cân nặng bên cạnh các phương pháp điều trị khác.

Theo: BSCKI LÊ VI ANH (Khoa Da liễu thẩm mỹ da – BV ĐH Y Dược TP.HCM)

Tags: Bệnh nhiễm trùngBệnh về daBệnh viêm daTăng cân béo phì
Share418SendSend
Previous Post

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da tiếp xúc bội nhiễm

Next Post

ĐỪNG MƠ TRẮNG DA TỨC THÌ, NHỮNG CHẤT DƯỠNG TRẮNG NÀO AN TOÀN?

Related Posts

Bệnh Da Liễu

Laser 1.726nm hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá

by Quý
19/10/2022
0

Tia laser 1.726 nm an toàn và hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá ở mức độ trung bình...

Read more

Mối liên quan giữa các rối loạn viêm da và COVID-19

08/04/2021

Một số bệnh về da thường gặp ở người cao tuổi

18/02/2021
Load More
Next Post

ĐỪNG MƠ TRẮNG DA TỨC THÌ, NHỮNG CHẤT DƯỠNG TRẮNG NÀO AN TOÀN?

Bài xem nhiều

Công tác & Điều trị

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

by Quý
22/03/2023
0

Đa phần nốt ruồi lành tính, theo thời gian, sẽ không thay đổi. Nốt ruồi ác tính, nốt ruồi bệnh...

Read more

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Thực hư tế bào gốc trị bách bệnh

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM