• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Cập nhật quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân trứng cá đỏ

BSCKI Dương Phương Chi

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Hiệp hội Trứng cá đỏ đã phát hành phiên bản cập nhật của tập sách nổi tiếng “Hiểu về bệnh trứng cá đỏ”, trong đó trình bày chi tiết về chứng rối loạn da này và cách lựa chọn điều trị.

Xem thêm

Lạm dụng tẩy tế bào chết – Tưởng lợi nhưng hại không tưởng!

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Đây là nguồn tham khảo cho bệnh nhân và bác sĩ thông qua các hình ảnh, giúp xác định dấu hiệu và triệu chứng của bệnh, cũng như các nguyên nhân tiềm ẩn và các cách xử trí. BS John Wolf, MD, Trưởng khoa da liễu, Đại học Y Baylor (Houston, Texas, Mỹ) là một trong những tác giả của tập sách, cập nhật quan trọng chăm sóc bệnh nhân trứng cá đỏ.

Tại sao phải thành lập Hiệp hội trứng cá đỏ và phát hành sách “Hiểu về bệnh trứng cá đỏ”?

Bệnh nhân thường kém hiểu biết về bệnh trứng cá đỏ. Họ không hiểu bệnh trứng cá đỏ là gì, và tầm quan trọng của việc điều trị. Hiệp hội ra đời để giúp bệnh nhân có thể hiểu rõ hơn về bệnh và cách điều trị, bằng việc cung cấp thông tin qua một trang web uy tín và đáng tin cậy.

Để làm giảm ban đỏ trên bệnh nhân trứng cá đỏ, laser và ánh sáng đặc biệt hiệu quả  hoặc có 2 loại thuốc chẹn alpha bôi ngoài da mới, brimonidine tartrate và oxymetazoline.

Bệnh nhân cần biết gì về tính lâu dài của bệnh trứng cá đỏ?

Đây là một căn bệnh phổ biến, và là căn bệnh mà nhiều bệnh nhân không được điều trị. Nó là một bệnh mạn tính không rõ nguyên nhân và không có thuốc chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể được kiểm soát bởi sự hợp tác của bệnh nhân và các phương pháp điều trị.

Một trong những vấn đề lớn đã được ghi nhận với bệnh trứng cá đỏ là bệnh nhân kém tuân thủ điều trị. Vì vậy, bác sĩ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị lâu dài.

Bệnh nhân nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa nào để ngăn ngừa bùng phát bệnh ?

Các bác sĩ da liễu luôn cố gắng nhấn mạnh việc chăm sóc da. Bệnh nhân mắc bệnh trứng cá đỏ có làn da nhạy cảm. Ba yếu tố ảnh hưởng phổ biến nhất là ánh sáng mặt trời, nhiệt nóng và căng thẳng. Bệnh nhân cần thoa kem chống nắng hàng ngày, tránh tắm nước nóng, rửa mặt bằng nước mát.

Các bác sĩ nên ghi chú lời dặn “không căng thẳng”” trên toa thuốc. Dù rằng, một cuộc sống không có căng thẳng là không thể, nhưng ít nhất bạn cần phải kiểm soát nó.

Các phương pháp điều trị bệnh như thế nào?

Bệnh nhân cần khám khi các dấu hiệu như ban đỏ, mụn mủ, phì đại vùng mũi và tổn thương ở mắt…

Có điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân. Các phương pháp tại chỗ bao gồm thuốc kháng viêm như metronidazole, axit azelaic và ivermectin. Retinoids tại chỗ cũng có tác dụng kháng viêm và sửa chữa các tổn thương do ánh sáng mặt trời gây ra. Để làm giảm ban đỏ, laser và ánh sáng đặc biệt hiệu quả  hoặc có 2 loại thuốc chẹn alpha bôi ngoài da mới, brimonidine tartrate và oxymetazoline.

Các liệu pháp điều trị toàn thân, thường dùng cho trứng cá đỏ dạng sẩn, mụn mủ, bao gồm nhóm thuốc kháng sinh tetracycline. Khi nhắc đến thuốc kháng sinh, chúng ta thường nghĩ đến để chữa bệnh nhiễm khuẩn. Nhưng trong những trường hợp này, chúng tôi sử dụng chúng để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm.

Các bác sĩ cần lưu ý gì về quản lý trứng cá đỏ cho bệnh nhân?

Các bác sĩ, đặc biệt là những người không phải là bác sĩ da liễu, cần biết rằng nếu họ sắp điều trị bệnh trứng cá đỏ, họ cần phải biết về các yếu tố kích thích gây bệnh. Họ cần khám các dấu hiệu như ban đỏ, mụn mủ, phì đại vùng mũi và tổn thương ở mắt, từ đó chẩn đoán trứng cá đỏ và thể lâm sàng.

Tags: BSCKI Dương Phương Chida nhạy cảmmụn trứng cá đỏ
Share348SendSend
Previous Post

Người tóc đen và nâu đậm dễ mắc rụng tóc từng vùng hơn

Next Post

Hiểu biết của bệnh nhân về các loại thuốc mới được kê đơn

Related Posts

Bệnh da dị ứng - miễn dịch

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

by Quý
12/03/2023
0

Chi tiền triệu mỗi tháng cho các sản phẩm đặc trị, nhiều bạn trẻ nhận lại làn da kích ứng...

Read more

Bé gái tuổi vị thành niên bị mụn trứng cá thường sẽ bị béo phì

14/02/2023

Kem tapinarof 1%: lựa chọn điều trị mới cho bệnh nhân vẩy nến và viêm da cơ địa

30/12/2022

Bakuchiol: Thành phần dưỡng da với nhiều ứng dụng hứa hẹn trong da liễu

30/12/2022
Load More
Next Post

Hiểu biết của bệnh nhân về các loại thuốc mới được kê đơn

Bài xem nhiều

Bệnh Da Liễu

Lạm dụng tẩy tế bào chết – Tưởng lợi nhưng hại không tưởng!

by Quý
29/03/2023
0

Tẩy tế bào chết, hay tẩy da chết, là một bước cần thiết để dưỡng da. Tuy nhiên nếu tẩy...

Read more

Lạm dụng tẩy tế bào chết – Tưởng lợi nhưng hại không tưởng!

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM