• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Hiểu biết của bệnh nhân về các loại thuốc mới được kê đơn

BSCKI Dương Phương Chi

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Bệnh nhân cần được bác sĩ tư vấn kỹ để hiểu rõ về các thông tin cơ bản về thuốc như hướng dẫn sử dụng và tác dụng phụ sẽ giúp ích cho việc tuân thủ thuốc.

Xem thêm

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Hiện nay các nghiên cứu về mức độ hiểu biết thuốc của bệnh nhân sau thăm khám vẫn còn chưa nhiều.

Mục tiêu

Mục đích của nghiên cứu này là để điều tra sự hiểu biết của bệnh nhân về các loại thuốc mới được kê đơn sau khám bệnh.

Thiết kế

Phân tích thứ cấp phương pháp hỗn hợp so sánh câu trả lời khảo sát của bệnh nhân về các loại thuốc mới được kê đơn với thông tin do bác sĩ truyền đạt khi đến khám (từ bản ghi âm của các lần khám).

Người tham gia

81 bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên sau khám bệnh ngoại trú.

Đánh giá

Xác định sự hiểu biết của bệnh nhân về liều lượng thuốc, số lượng viên thuốc, tần suất sử dụng, thời gian sử dụng và các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Kết quả

81 bệnh nhân trong nghiên cứu này nhận  111 loại thuốc mới được kê đơn.

Đối với hơn 70% tất cả các loại thuốc mới được kê, bệnh nhân nắm được chính xác số lượng viên thuốc, tần suất sử dụng, thời gian sử dụng và liều lượng, bất kể bác sĩ có đề cập thông tin khi khám bệnh hay không.

Tuy nhiên, đối với 34 trong số 62 loại thuốc (55%) không có tác dụng phụ và 11 trong số 49 loại thuốc (22%) mà bác sĩ đã thảo luận về tác dụng phụ, bệnh nhân cho rằng thuốc đó không có tác dụng phụ.

Phân tích cho thấy những lý do tiềm ẩn dẫn đến phát hiện này bao gồm việc bác sĩ không đề cập hoặc sử dụng thuật ngữ “tác dụng phụ” khi thăm khám, kê nhiều loại thuốc và thiếu sự tương tác của bệnh nhân trong cuộc trò chuyện.

Kết luận

Nhiều bệnh nhân xác định đúng thông tin liên quan đến hướng dẫn dùng thuốc mới được kê , ngay cả khi không có sự tư vấn của bác sĩ, nhưng khi bác sĩ không tư vấn về tác dụng phụ tiềm ẩn , nhiều người cho rằng thuốc không có tác dụng phụ.

Các bác sĩ có thể cung cấp tờ note ghi chú về hướng dẫn sử dụng và liều lượng thuốc cũng như điều chỉnh thời gian  để thảo luận về các tác dụng phụ.

ĐỀ CẬP VẤN ĐỀ

Bệnh nhân kém hiểu biết về hướng dẫn sử dụng hoặc lợi ích và nguy cơ của thuốc được kê là một rào cản đối với việc tuân thủ thuốc. Việc không tuân thủ thuốc sẽ dẫn đến kết quả có hại cho sức khỏe như tăng tỷ lệ nhập viện và tử vong, đặc biệt là ở những bệnh nhân lớn tuổi.

Thiếu tương tác giữa bác sĩ với bệnh nhân có thể góp phần làm bệnh nhân kém hiểu biết và không tuân thủ thuốc sau đó.

Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh việc giao tiếp dưới mức tối ưu của bác sĩ gồm thông tin cơ bản về thuốc.

Việc bệnh nhân hiểu rõ về tác dụng phụ của các loại thuốc mới được kê đơn phụ thuộc vào nội dung tư vấn của bác sĩ.

Những tác động mà bệnh nhân quan tâm.

Một số nghiên cứu đã kiểm tra việc bệnh nhân nhớ về thông tin liên quan đến thuốc mà bác sĩ đã truyền đạt, nhưng những nghiên cứu này chủ yếu là bệnh nhân trẻ tuổi và không đánh giá lý do tiềm ẩn khiến bệnh nhân kém hiểu biết.

Nghiên cứu này nhằm giải quyết những khoảng trống trong tài liệu về sự hiểu biết các loại thuốc mới được kê sau thăm khám ở bệnh nhân 50 tuổi trở lên.

Mục tiêu của nghiên cứu này là

(1) xác định sự hiểu biết về thông tin cơ bản (ví dụ, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ) của các loại thuốc mới được kê sau thăm khám ở bệnh nhân  50 tuổi trở lên.

(2) đánh giá các lý do tiềm ẩn khiến bệnh nhân kém hiểu biết thông tin do bác sĩ truyền đạt.

PHƯƠNG PHÁP

Đây là phân tích thứ cấp của các phương pháp hỗn hợp (định tính và định lượng), dữ liệu được thu thập trong năm 2009–2010 cho một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên về một can thiệp nhằm cải thiện giao tiếp thông tin thuốc mới được kê đơn.

Mục đích của phân tích này không phải để xem xét hiệu quả của sự can thiệp (nhằm thúc đẩy truyền thông với các loại thuốc mới), nhưng để đánh giá mức độ hiểu biết của bệnh nhân về các chủ đề thông tin cụ thể mà bác sĩ đã truyền đạt.

Chúng tôi đã phân tích cả bản ghi âm cuộc thăm khám và dữ liệu khảo sát tiếp theo, đồng thời sử dụng các phân tích định tính về những gì thực sự diễn ra trong các buổi thăm khám để điều tra lý do tiềm ẩn.

Trong nghiên cứu ban đầu, các bác sĩ được ngẫu nhiên tham gia buổi giáo dục để truyền đạt thông tin cơ bản các loại thuốc mới được kê đơn (tên thuốc, hướng dẫn sử dụng, thời gian sử dụng và tác dụng phụ).

Nghiên cứu đo lường liệu họ có truyền đạt những thông tin này cho bệnh nhân khi đến khám hay không. Bệnh nhân không được chọn ngẫu nhiên mà được tuyển từ một trung tâm y tế có đầy đủ thông tin.

Nghiên cứu ban đầu thu thập 256 bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên có vấn đề sức khoẻ mới, xấu đi hoặc không kiểm soát được. Dữ liệu được thu thập bao gồm khảo sát bệnh nhân ngay lập tức sau khi thăm khám và file ghi âm cuộc thăm khám.

Các cuộc khảo sát yêu cầu bệnh nhân ghi thông tin về loại thuốc mới được kê đơn: số lượng viên thuốc, tần suất sử dụng,thời hạn sử dụng, liều lượng và các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Bệnh nhân được phép tham khảo đơn thuốc của họ hoặc tờ hướng dẫn được cung cấp vào cuối buổi khám để hoàn thành khảo sát. Các mục khảo sát khác hỏi bệnh nhân về nhân khẩu học và kiến thức sức khỏe của họ.

Nghiên cứu thứ cấp đã phân tích dữ liệu từ 81 bệnh nhân trong nghiên cứu ban đầu.

Phân tích nội dung định tính các file ghi âm buổi khám đã được thực hiện để đánh giá việc truyền tải thông tin của bác sĩ về hướng sử dụng thuốc mới được kê đơn (số lượng viên thuốc, tần suất sử dụng, thời gian sử dụng, liều lượng và các tác dụng phụ tiềm ẩn).

Đối với nghiên cứu này, trước tiên chúng tôi kiểm tra các câu trả lời khảo sát để xác định liệu bệnh nhân có nhớ chính xác từng yếu tố liên quan đến thuốc hay không, dù bác sĩ có đề cập hoặc không.

Chúng tôi cũng đánh giá phạm vi phản hồi của bệnh nhân không xác định được chính xác thông tin yêu cầu.

Đối với mỗi yếu tố, các câu trả lời khảo sát thiếu đã bị loại khỏi phân tích.

Chúng tôi đã loại trừ các loại kem ra khỏi yếu tố về số lượng thuốc uống.

Bệnh nhân có thể chắc chắn thông tin cơ bản về hướng dẫn sử dụng thuốc, bất kể bác sĩ có truyền đạt hay không, nhưng việc hiểu rõ về tác dụng phụ của các loại thuốc mới được kê đơn phụ thuộc vào nội dung tư vấn của bác sĩ.

Đối với yếu tố tác dụng phụ, chúng tôi đã thực hiện các phân tích bảng điểm bổ sung để xem xét các trường hợp khi bác sĩ có truyền đạt yếu tố trên nhưng bệnh nhân lại cho biết rằng thuốc không có tác dụng phụ.

Phân tích tập trung vào việc xem xét đặc điểm của cuộc trò chuyện có thể đã góp phần vào nhận thức của bệnh nhân. Một điều tra viên (BSC) đã thực hiện các phân loại ban đầu. Hai điều tra viên khác (TH và DMT) đã làm việc cùng nhau để xác minh các phân tích ban đầu; sự khác biệt đã được giải quyết thông qua sự đồng thuận. Đề cương nghiên cứu đã được Hội đồng Đánh giá  UCLA phê duyệt.

KẾT QUẢ

81 bệnh nhân trong nghiên cứu này đã được kê đơn mới với tổng số 111 loại thuốc.

Bệnh nhân chủ yếu là phụ nữ (n = 49 [60,5%]), có độ tuổi trung bình là 60,4 tuổi (SD = 8,1) và 66 (81%) có ít nhất 1 bằng đại học.

Bác sĩ truyền đạt thông tin số lượng thuốc,  thời gian sử dụng và liều lượng lần lượt của 40%, 40%, 18% các loại thuốc mới được kê đơn.

Tác dụng phụ được đề cập đến đối với 44% loại thuốc và tần suất sử dụng là 59%.

Đối với hơn 70% các loại thuốc được kê đơn, bệnh nhân xác định chính xác thông tin về số lượng thuốc, tần suất sử dụng, thời gian sử dụng và liều lượng thuốc, bất kể bác sĩ có đề cập khi khám bệnh hay không.

Tất cả những bệnh nhân thiếu kiến thức về thông tin được yêu cầu viết bình luận cho biết “?;” “Không biết;” hoặc “Không xác định N/A.”

Trong số 62 loại thuốc mà bác sĩ không đề cập đến tác dụng phụ, bệnh nhân cho rằng 34 loại không có tác dụng phụ  (55%; 31% tổng số thuốc).

Các câu trả lời của bệnh nhân liên quan đến việc nắm được tác dụng phụ bao gồm “không có; “Không có tác dụng phụ;” hoặc “Không xác định N/A”

Trong số 49 loại thuốc mà bác sĩ  đề cập tác dụng phụ, bệnh nhân chỉ ra rằng 11 loại không có tác dụng phụ nào (23%; 10% tổng số thuốc)  

Các lý do phổ biến bao gồm việc ít tương tác vào cuộc trò chuyện của bệnh nhân (n = 20; 44,4%) và bác sĩ ít đề cập đến thuật ngữ “tác dụng phụ” (n = 7; 15,6%).

Ví dụ, một bác sĩ mô tả các tác dụng phụ của Motrin : “Bạn phải cẩn thận để không ảnh hưởng quá nhiều đến thận của mình” mà không đề cập rõ ràng thuật ngữ “tác dụng phụ”. Các bác sĩ khác nói rằng thuốc “thường được dung nạp tốt” hoặc “hầu như” không có tác dụng phụ (n = 5; 11,1%).

THẢO LUẬN

Nghiên cứu này chứng minh rằng bệnh nhân có thể chắc chắn thông tin cơ bản về hướng dẫn sử dụng thuốc, bất kể bác sĩ có truyền đạt hay không, nhưng việc hiểu rõ về tác dụng phụ của các loại thuốc mới được kê đơn phụ thuộc vào nội dung tư vấn của bác sĩ.

Khi các bác sĩ không đề cập đến khả năng xảy ra tác dụng phụ của thuốc, 55% bệnh nhân cho biết thuốc không có tác dụng phụ.

Từ mà các bác sĩ sử dụng cũng khá quan trọng. Đối với 15,6% loại thuốc mà bác sĩ đã thảo luận về tác dụng phụ nhưng không sử dụng thuật ngữ “tác dụng phụ” một cách rõ ràng, bệnh nhân báo cáo rằng thuốc không có tác dụng phụ.

Tuy nhiên, nghiên cứu  cho thấy ít nhất 70% bệnh nhân đã báo cáo chính xác về liều lượng thuốc và hướng dẫn sử dụng.  Tỷ lệ nhớ thông tin này cao hơn nhiều so với nghiên cứu trước đây ở bệnh nhân trên 40 tuổi, trong đó bệnh nhân nhớ lại khoảng một phần ba mỗi thông tin liên quan đến thuốc được cung cấp. Chúng tôi suy đoán rằng tỷ lệ trên cao hơn dự kiến, là do kết quả của việc bệnh nhân sử dụng thông tin bằng đơn thuốc hoặc tờ hướng dẫn trong khi khảo sát.

Tổng hợp lại, phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng các bác sĩ có thể không cần mất nhiều thời gian để trao đổi về thông tin có thể tìm thấy trên đơn thuốc nhưng có thể cân nhắc thảo luận về tác dụng phụ của thuốc.

Cuộc điều tra này được xây dựng dựa trên các nghiên cứu trước đây sử dụng các phương pháp tương tự để kiểm tra mức độ hiểu biết của bệnh nhân về thông tin liên quan đến thuốc, bằng cách tập trung vào một nhóm bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên.

Trong khi nghiên cứu này cho thấy bệnh nhân báo cáo chính xác 35 – 83% thông tin liên quan đến các loại thuốc mới được kê , các nghiên cứu trước đây cho thấy những bệnh nhân trẻ hơn có tỷ lệ nhớ thuốc cao hơn từ 83 – 90% .

Những phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo sự hiểu biết khi kê đơn cho bệnh nhân lớn tuổi, chẳng hạn như sử dụng phương pháp “dạy lại”, trong đó bệnh nhân được yêu cầu nói lại thông tin thuốc.

Nghiên cứu có một số hạn chế. Hơn một nửa số bệnh nhân có trình độ đại học và hiểu biết về sức khỏe. Tỷ lệ hiệu biết về đơn thuốc cao có thể vì bệnh nhân được phép sử dụng thông tin bằng văn bản để trả lời các câu hỏi, nhưng dữ liệu về tần suất bệnh nhân sử dụng thông tin bằng văn bản không được thu thập.

Tóm lại, nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của những từ mà bác sĩ sử dụng khi tư vấn cho bệnh nhân về tác dụng phụ tiềm ẩn của các loại thuốc mới được kê đơn.

Cụ thể, khi bác sĩ không đề cập đến khả năng xảy ra tác dụng phụ của thuốc hoặc không sử dụng rõ ràng thuật ngữ “tác dụng phụ”, bệnh nhân có thể tin rằng thuốc không có tác dụng phụ, dẫn tới có thể có nguy cơ cao hơn  đối với việc không tuân thủ thuốc.

Tags: BSCKI Dương Phương Chiđơn thuốcsử dụng thuốctác dụng phụthuốc kê đơn
Share348SendSend
Previous Post

Cập nhật quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân trứng cá đỏ

Next Post

Mối liên quan giữa các rối loạn viêm da và COVID-19

Related Posts

Bệnh da dị ứng - miễn dịch

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

by Quý
12/03/2023
0

Chi tiền triệu mỗi tháng cho các sản phẩm đặc trị, nhiều bạn trẻ nhận lại làn da kích ứng...

Read more

Bé gái tuổi vị thành niên bị mụn trứng cá thường sẽ bị béo phì

14/02/2023

Kem tapinarof 1%: lựa chọn điều trị mới cho bệnh nhân vẩy nến và viêm da cơ địa

30/12/2022

Bakuchiol: Thành phần dưỡng da với nhiều ứng dụng hứa hẹn trong da liễu

30/12/2022
Load More
Next Post

Mối liên quan giữa các rối loạn viêm da và COVID-19

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

by Quý
27/03/2023
0

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phương Thảo, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y...

Read more

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM