• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Corticosteroid toàn thân có thể có lợi cho bệnh vảy nến thể đỏ da toàn thân

BSCKI. Dương Phương Chi, khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược

Theo một báo cáo được công bố trên Dermatologic Therapy, Corticosteroid toàn thân, kết hợp với methotrexate, có thể có lợi trong việc kiểm soát giai đoạn cấp tính của bệnh vảy nến và ngăn ngừa đỏ da toàn thân trở lại sau khi giảm liều ở bệnh nhân vảy nến không ổn định và nhiều bệnh kèm theo.

Xem thêm

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Nghiên cứu này bao gồm một người đàn ông 37 tuổi bị bệnh Vẩy nến không ổn định trong 20 năm. Bệnh nhân xuất hiện đợt đỏ da toàn thân mới sau đợt nhiễm trùng đường hô hấp trên gần đây. Một đợt 10 ngày cefoperazon/sulbactam và đợt 7 ngày clindamycin được dùng để điều trị nhiễm trùng.

Các bệnh đi kèm ở bệnh nhân này bao gồm : viêm khớp vảy nến, bệnh thận IgA, suy tim mạn, gan nhiễm mỡ không do rượu, tiền sử nhiễm vi rút viêm gan B (AgHbs âm tính, anti-HBs và anti- Hbc dương tính), và béo phì.

Khoảng 1 tháng trước đợt này, bệnh nhân đã ngừng điều trị methotrexate 15mg/tuần. Điều trị bằng infliximab và adalimumab không thành công do sự phát triển của các kháng thể chống lại thuốc. Chỉ số PASI tại thời điểm nhập viện là 70.8, gợi ý về mức bệnh “tối đa”.

Điều trị toàn thân, bao gồm hydrocortisone hemmisuccinate (HHC) tiêm tĩnh mạch 6mg/kg (600mg/ngày) và methotrexate 10mg/tuần, được bắt đầu kết hợp với liệu pháp thoa tại chỗ và chăm sóc hỗ trợ. HHC tiêm tĩnh mạch được giảm dần trong 2 tuần, trong khi methotrexate tăng lên 15 mg/tuần.

Ngoài tình trạng tăng đường huyết thoáng qua, đáp ứng điều trị tốt. Bệnh không bùng phát trở lại sau khi ngưng HHC, cũng như không xảy ra bất kỳ biến chứng nào khác trong thời gian này. PASI là 47,2 sau 14 ngày, giảm 33%. Khi xuất viện, bệnh nhân được chỉ định tiếp tục dùng methotrexate.

Bệnh nhân có tình trạng ổn định trong vòng 1 năm theo dõi sau khi xuất viện. Trong 2 năm sau năm đầu theo dõi, bệnh nhân được dùng 80 mg ixekizumab mỗi 4 tuần và chuyển sang 300 mg secukinumab mỗi 4 tuần. Phương pháp điều trị này cho kết quả khiêm tốn và không đủ để kiểm soát bệnh.

Một hạn chế của báo cáo này là sự phụ thuộc vào dữ liệu kết quả từ một bệnh nhân.

Các tác giả nghiên cứu đã viết rằng : “corticosteroid toàn thân được coi là vẫn còn gây tranh cãi trong bệnh vảy nến thể đỏ da toàn thân, do đó, chúng có thể được sử dụng một cách thận trọng trong những trường hợp ngoại lệ.”

Tags: bệnh vảy nếnBSCKI. Dương Phương ChiCorticosteroid toàn thân
Previous Post

Tazarotene 0,045% trị mụn hiệu quả, không phân biệt chủng tộc/sắc tộc

Next Post

Sự điều tiết của gene KLF2 phản ánh tình trạng viêm và tạo sẹo ở mụn trứng cá

Related Posts

Chăm sóc da

Dự phòng rạn da khi mang thai

by vuong
01/06/2024
0

Rạn da là một trong những hiện tượng khá phổ biến đối với phụ nữ khi mang thai, có thể...

Read more

IGE tăng cao, bệnh dị ứng được chứng minh giúp dự đoán bệnh viêm da giống dị ứng ở bệnh nhân vảy nến sử dụng chất ức chế IL-17A

10/09/2023

Bệnh vảy nến có gặp ở trẻ em không?

09/08/2023

Brodalumab hiệu quả trong việc cải thiện tổn thương da cho bệnh nhân mắc bệnh vảy nến

09/08/2023
Load More
Next Post

Sự điều tiết của gene KLF2 phản ánh tình trạng viêm và tạo sẹo ở mụn trứng cá

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

by vuong
14/05/2025
0

https://youtu.be/whdRSU8K5Dg 🔥🔥🔥 LỢI ÍCH CỦA VITAMIN C ĐỐI VỚI LÀN DA - THS.BS NGÔ ANH TUẤN - HTV9 🌞🌞🌞 Chương...

Read more

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status