• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Khởi phát vảy nến giọt sau nhiễm COVID-19

BSCKI. Dương Phương Chi

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Bệnh nhân nữ, 55 tuổi, mắc COVID-19 nhẹ và không sử dụng thuốc. Tiền căn bản thân và tiền căn gia đình không ghi nhận vảy nến. Ba tuần sau khi chẩn đoán COVID-19, bệnh nhân xuất hiện các nốt sẩn đỏ, có vảy trên thân mình và mặt sau của chân.

Xem thêm

Việc cần làm bảo vệ làn da khi tận hưởng những ngày Tết

Có nên cấy phấn để da trắng hồng?

Da khỏe, đẹp ngày tết

Bác sĩ của bạn: Viêm da quanh móng

Bệnh nhân xuất hiện các nốt sẩn đỏ, có vảy trên thân mình và mặt sau của chân.

Ca lâm sàng

Hai tháng sau COVID-19, kết quả thăm khám cho thấy diện tích bề mặt cơ thể bị tổn thương đã tăng lên 5%, sang thương bao gồm nhiều sẩn đỏ, có vảy màu trắng đục ở thân, chân trước và sau, và đùi bên. Bệnh nhân không đau khớp, không sang thương ở móng. Bệnh nhân từ chối sinh thiết.

Chẩn đoán: vảy nến thể giọt

Điều trị: kem triamcinolone acetonide 0,1% hai lần mỗi ngày trong 2 đến 4 tuần.

Thảo luận

Một đợt bùng phát vảy nến đột ngột có thể liên quan đến việc rối loạn điều hòa miễn dịch bẩm sinh. Bệnh vảy nến thể mảng và thể giọt được cho là có cơ chế bệnh tương tự nhau, nhưng vảy nến giọt là loại vảy nến duy nhất có nguyên nhân từ nhiễm virus.

Ban đầu, ARN virus sẽ kích thích thụ thể toll-like 3, dẫn đến tăng sản xuất IL-36γ và CXCL8 (IL-8), là cytokine/chemokine gây bệnh bằng cách kích thích phản ứng tiền viêm, có trong quá trình đáp ứng miễn dịch bẩm sinh của vảy nến giọt.

Sự rối loạn sản xuất các cytokine tiền viêm bắt đầu ngay từ giai đoạn đầu — trong vòng 7 ngày — kể từ khi nhiễm virus. Bệnh nhân bị vảy nến giọt sau 3 tuần mắc COVID, có thể do nhiễm virus và vi khuẩn khác kèm theo, phổ biến nhất là nhiễm trùng liên cầu.

Vẩy nến thể giọt được coi như phản ứng thứ phát sau khi nhiễm trùng amidan và đường hô hấp do liên cầu. Ảnh minh họa

Các nhà khoa học quan sát thấy rằng SARS-CoV-2 và hội chứng hô hấp Trung Đông MERS, đều do coronavirus gây ra, có thể dẫn đến giảm interferon loại I, do đó không kiểm soát được sự nhân lên của virus trong giai đoạn đầu. Điều này gây ra sự gia tăng các cytokine và chemokine tiền viêm, bao gồm IL-36γ và CXCL8.

Cơ chế bệnh lý này có thể giải thích cho các trường hợp bùng phát vảy nến đột ngột của bệnh nhân sau 3 tuần bị COVID-19. Tuy nhiên, cần phải điều tra thêm và định lượng các cytokine liên quan để xác nhận.

Kết luận

Bệnh vảy nến là một tình trạng viêm da mạn tính, có liên quan chủ yếu đến các yếu tố di truyền và môi trường. Vảy nến thể giọt được coi như phản ứng thứ phát sau khi nhiễm trùng amidan và đường hô hấp do liên cầu.

Các trường hợp bị vảy nến giọt sau khi nhiễm COVID-19 đã được ghi nhận, ngay trên cả những bệnh nhân không có tiền căn bản thân và gia đình mắc vảy nến. Tuy nhiên, SARS-CoV-2 là một loại virus mới nên tác động lâu dài của COVID-19 vẫn chưa rõ ràng, cần được nghiên cứu và đánh giá thêm.

GHI NHỚ

• Bệnh vảy nến giọt (Guttate psoriasis) là loại bệnh vảy nến duy nhất có nguyên nhân từ nhiễm virus.

• Rối loạn điều hòa các cytokine tiền viêm trong quá trình nhiễm COVID-19 dẫn đến sự phát triển của bệnh vảy nến giọt 3 tuần sau đó.

Nguồn: https://cdn.mdedge.com/files/s3fs-public/CT109002101.PDF?zarsrc=30&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo

Tags: BS.CKI Dương Phương ChiKhởi phát vảy nến giọtNhiễm COVID-19
Share348SendSend
Previous Post

Nhiều bệnh nhân chàm dùng sản phẩm không kê đơn chứa chiết xuất cần sa – cannabinoid

Next Post

Soi da bằng dermoscope có thể giúp chẩn đoán bệnh Mycosis Fungoides chính xác hơn

Related Posts

Bệnh Da Liễu

Phát ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP) và thời gian nằm viện

by Quý
30/12/2022
0

Theo kết quả từ một nghiên cứu cắt ngang được công bố trên Tạp chí Da liễu lâm sàng Hoa...

Read more

Thay đổi huyết áp và nhịp tim sau uống Minoxidil liều thấp

08/09/2022

Mối liên quan giữa sức khỏe răng miệng và bệnh lý da, khớp

08/09/2022

Mụn trứng cá và gánh nặng về mặt tâm lý, thể chất

06/09/2022
Load More
Next Post

Soi da bằng dermoscope có thể giúp chẩn đoán bệnh Mycosis Fungoides chính xác hơn

Bài xem nhiều

Nổi bật

Việc cần làm bảo vệ làn da khi tận hưởng những ngày Tết

by Quý
21/01/2023
0

Trong kỳ nghỉ Tết, chế độ sinh hoạt, ăn uống thay đổi gây ảnh hưởng đến sức khỏe làn da....

Read more

Việc cần làm bảo vệ làn da khi tận hưởng những ngày Tết

Có nên cấy phấn để da trắng hồng?

Da khỏe, đẹp ngày tết

Bác sĩ của bạn: Viêm da quanh móng

Mặt bị chảy mủ, nhiễm trùng sau khi tiêm filler

Bị biến chứng nghiêm trọng vì xăm môi ở cơ sở thiếu uy tín

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM