• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Làm sao cắt cơn ngứa của bệnh chàm?

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Người bị chàm da nên lựa chọn những sản phẩm cho da được chuyên gia da liễu khuyên dùng, dịu lành và đặc trị cho da chàm: không hương liệu, không paraben, không gây kích ứng và không gây bít tắc lỗ chân lông.

Xem thêm

Bác sĩ của bạn: Cách sử dụng corticoid

Bác sĩ của bạn: Cách điều trị mụn đầu đen

Thuốc kháng sinh liên quan đến 28% hội chứng stevens-johnson, các trường hợp hoại tử biểu bì nhiễm độc

Gia đình khỏe: Nguy cơ ung thư da từ tia cực tím

Tôi bị bệnh chàm, điều trị ở địa phương lâu dài nhưng không bớt. Làm sao cắt những cơn ngứa khó chịu của bệnh này? (Diễm Huỳnh, Bình Thuận)

BSCKII Ngô Thị Ngọc Vân, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, trả lời:

Chàm hay còn gọi chàm thể tạng (Eczema) là tình trạng viêm da mạn tính với các triệu chứng đặc trưng như da đỏ, nổi mụn nước, ngứa dữ dội, khô, nứt… gây khó chịu, mất thẩm mỹ.

Bệnh chàm có thể xuất hiện ở tất cả các độ tuổi, giới tính. Việc điều trị bệnh chàm hướng đến các mục tiêu chính: kiểm soát cơn ngứa, làm lành da, ngăn chặn sự lan rộng tổn thương và hạn chế nhiễm trùng.

Để kiểm soát cơn ngứa, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc điều trị. Tuy nhiên, sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ như mỏng da, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp. Do đó, người bệnh cần thăm khám và theo dõi bệnh lâu dài ở các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ điều chỉnh thuốc trong trường hợp cần thiết.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cần chú ý ngăn chặn sự lan rộng tổn thương và nhiễm trùng: Không gãi trên vùng da bị chàm. Việc gãi chỉ giúp giảm ngứa tạm thời nhưng lại khiến những tổn thương da nặng hơn. Gãi lên da cũng sẽ kích hoạt một vòng luẩn quẩn: ngứa – gãi – phát ban ngoài da. Đây cũng là yếu tố khiến cho bệnh chàm bùng phát mạnh.

Thay vì gãi, có thể chườm mát để làm dịu da. Không sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết dạng hạt hoặc chà xát mạnh với khăn vì có thể gây kích ứng và khiến chàm lây lan. Nên lau khô bằng khăn mềm thay vì chà xát và nhớ để da ẩm.

Không tự ý mua thuốc bôi, đắp lá, thuốc theo dân gian, các thuốc có chứa corticoid mà không có chỉ định của bác sĩ. Tự ý bôi thuốc có thể khiến chàm lan rộng, nặng thêm và nhiễm khuẩn. Đặc biệt, với các loại thuốc corticoid, tự ý dùng dài ngày có thể khiến da gặp tác dụng phụ như nhiễm nấm, teo da, mất màu da.

Vùng da chàm có thể cải thiện khi bạn giữ cho làn da của mình khỏe mạnh, từ đó có thể ngăn ngừa khô, ngứa, mẩn đỏ một cách tự nhiên.

Cần chú ý trong quá trình làm sạch da bị chàm, nên sử dụng nước ấm thay vì nước nóng để không bị khô da. Người bị chàm da nên lựa chọn những sản phẩm cho da được chuyên gia da liễu khuyên dùng, dịu lành và đặc trị cho da chàm: không hương liệu, không paraben, không gây kích ứng và không gây bít tắc lỗ chân lông. Nên ưu tiên những sản phẩm chuyên về công dụng dưỡng ẩm, củng cố hàng rào bảo vệ da nhằm làm lành da hiệu quả hơn.

BSCKII Ngô Thị Ngọc Vân, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM

https://nld.com.vn/suc-khoe/lam-sao-cat-con-ngua-cua-benh-cham-20221212194912643.htm

Tags: BSCKII Ngô Thị Ngọc Vânchàmchàm dachàm thể tạngeczemakhông hương liệukhông parabenlàm sao cắt cơn ngứa của bệnh chàm?viêm da mạn tính
Share348SendSend
Previous Post

Mẹo chăm sóc da mụn chuẩn khoa học giúp tránh sẹo, sưng đỏ

Next Post

Tổng kết ghi nhận của chuyên gia thế giới về thực hành lâm sàng

Related Posts

Bệnh Da Liễu

Cần hỗ trợ chẩn đoán khi bệnh nhân ngứa và sang thương tương tự viêm da cơ địa

by Quý
21/05/2023
0

Trong lĩnh vực da liễu, vì nhiều lý do mà viêm da cơ địa là chẩn đoán thường được gặp...

Read more

Các yếu tố âm thầm gây ung thư da

14/05/2023

Nhiệt độ giảm đột ngột gây hại sức khỏe thế nào?

09/05/2023

Nguy cơ mù lòa từ dịch vụ bắt ‘sâu mắt’

26/04/2023
Load More
Next Post

Tổng kết ghi nhận của chuyên gia thế giới về thực hành lâm sàng

Bài xem nhiều

Bệnh Da Liễu

Bác sĩ của bạn: Cách sử dụng corticoid

by Quý
28/05/2023
0

Corticoid rất quen thuộc với chúng ta vì hiệu quả điều trị nhanh chóng, nhất là đối với một số...

Read more

Bác sĩ của bạn: Cách sử dụng corticoid

Bác sĩ của bạn: Cách điều trị mụn đầu đen

Thuốc kháng sinh liên quan đến 28% hội chứng stevens-johnson, các trường hợp hoại tử biểu bì nhiễm độc

Gia đình khỏe: Nguy cơ ung thư da từ tia cực tím

Vitamin D không hiệu quả đối với bệnh nhân vảy nến có nồng độ 25-hydroxyvitamin D trong huyết thanh thấp hơn vào mùa đông

Chất ức chế tnf – alpha giúp cải thiện nhưng cũng có thể làm trầm trọng thêm mụn trứng cá

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2023 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2023 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status