• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Chi tiền triệu mỗi tháng cho các sản phẩm đặc trị, nhiều bạn trẻ nhận lại làn da kích ứng và ửng đỏ do không phù hợp.

Bị kích ứng chỉ sau vài lần dùng BHA, Mỹ Vốn (26 tuổi, kinh doanh tự do) ngậm ngùi bán rẻ sản phẩm này cho người khác.

Xem thêm

Lạm dụng tẩy tế bào chết – Tưởng lợi nhưng hại không tưởng!

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Cùng cảnh ngộ, Thanh Ngân (28 tuổi, sống ở Cà Mau) cũng đau đầu vì không biết xử lý những sản phẩm gây kích ứng da thế nào. Cô thường “để dành” đến khi da thật khỏe sẽ dùng lại, đôi khi phải bỏ luôn những món đồ này vì không thể tiếp tục sử dụng được.

Năm 2022, Thanh Ngân bắt đầu sử dụng các loại mỹ phẩm có tính đặc trị (treatment) vì muốn cải thiện nhanh tình trạng da mụn, sần sùi, tối màu và chống lão hóa.

Trung bình mỗi tháng, Ngân chi khoảng 4-5 triệu đồng cho skincare. Trong đó, sản phẩm treatment dao động từ 400.000 đồng đến 2,5 triệu đồng.

“Tôi đã dùng qua hầu hết sản phẩm đặc trị chứa BHA, AHA, retinol, arbutin, hay tranexamic axit nhưng thỉnh thoảng vẫn bị kích ứng. Tôi từng mua sản phẩm chứa 2% BHA nhưng dùng không hiệu quả. Sản phẩm này quá mạnh nên da tôi bị ửng đỏ, nhạy cảm và lên mụn nhiều”, Ngân kể.

Cả Thanh Ngân (trái) và Mỹ Vốn (phải) đều từng bị kích ứng khi dùng BHA và tretinoin do chọn nồng độ không phù hợp với làn da. Ảnh: NVCC.

Chưa hết, sau khi thấy dân mạng tấm tắc khen ngợi một sản phẩm chứa tretinoin, Ngân tò mò mua dùng thử. Trái với kỳ vọng, chỉ sau một đêm sử dụng, da cô bắt đầu lên mụn viêm, ửng đỏ và bỏng rát.

“Qua nhiều lần bị kích ứng, tôi cẩn trọng hơn khi lựa chọn đồ treatment và không dám tin nhiều vào review. Ngoài ra, tôi luôn chuẩn bị đủ các sản phẩm phục hồi và cấp ẩm để phòng ngừa tình trạng da bong tróc”, Ngân cho hay.

Tương tự Thanh Ngân, Mỹ Vốn cũng có “kinh nghiệm đầy mình” với hàng loạt dòng treatment như AHA , BHA , adapalene, tranexamic axit hay arbutin.

Mỗi tháng, cô gái chi khoảng 2-3 triệu đồng cho đồ skincare, mỗi sản phẩm có giá dao động 300.000-500.000 đồng, riêng treatment đôi khi tốn hơn một triệu đồng. Khi không may mua phải loại treatment quá mạnh, không phù hợp da, cô này đành phải bán rẻ lại hoặc tặng cho bạn bè.

Mỹ phẩm đặc trị như “con dao hai lưỡi”

Trao đổi với Zing, BSCKI Dương Phương Chi, khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết những năm gần đây, các sản phẩm treatment nổi lên như giải pháp “thần thánh” cứu cánh cho làn da.

Treatment được hiểu là những sản phẩm đặc trị, chứa thành phần hoạt tính, tập trung điều trị các vấn đề của da. Ví dụ, BHA đóng vai trò trong việc loại bỏ tế bào chết, giảm bít tắc lỗ chân lông hay niacinamide giúp cải thiện kết cấu da, giảm sự xuất hiện của các đốm sậm màu và làm sáng da.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Chi, sản phẩm treatment được ví như “con dao hai lưỡi” vì nó chỉ phát huy vai trò nếu dùng đúng cách và phù hợp với tùy tình trạng da. Trái lại, dùng sản phẩm treatment không phù hợp có thể tổn thương hàng rào bảo vệ da, khiến da trở nên xấu hơn.

Theo bác sĩ Chi, hiện tượng bong tróc hay nổi mụn nước sau khi dùng một sản phẩm là dấu hiệu cho thấy bạn bị viêm da tiếp xúc kích ứng hoặc dị ứng. Thực tế, không phải sản phẩm nào cũng phù hợp với mọi loại da.

Ngay cả sản phẩm đắt tiền, nếu người dùng nhạy cảm với thành phần trong sản phẩm hoặc dùng sai tần suất, liều lượng, hàng rào bảo vệ da sẽ bị tổn thương. Ảnh minh họa

Ngay cả sản phẩm đắt tiền, nếu người dùng nhạy cảm với thành phần trong sản phẩm hoặc dùng sai tần suất, liều lượng, hàng rào bảo vệ da sẽ bị tổn thương, từ đó gây ra các hiện tượng như trên.

Ngoài ra, bác sĩ Chi cho rằng rất khó để xác định chính xác thời gian các sản phẩm treatment phát huy tốt công dụng. Nguyên nhân là mức độ hiệu quả của sản phẩm này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thành phần hoạt chất, chu kỳ da, tình trạng da và nhu cầu của từng cá nhân.

Thông thường, chu kỳ thay da diễn ra trong khoảng 28 ngày. Do đó, sản phẩm treatment sẽ mất ít nhất một đến ba tháng để phát huy tốt vai trò của nó.

BSCKI Dương Phương Chi, khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, khuyến cáo khi sử dụng các sản phẩm đặc trị – treatment có nồng độ cao, mọi người cần lưu ý:

– Chỉ sử dụng treatment khi bạn nắm rõ được tình trạng da và nên có sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa da liễu để chọn được sản phẩm uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, phù hợp.

– Test thử lượng nhỏ ở những vùng như 2 bên cổ, góc hàm trước khi dùng toàn mặt.

– Tuyệt đối không lạm dụng treatment và nên bắt đầu với tần suất ít nhất 1-2 lần/tuần, sau đó tăng dần.

– Một số sản phẩm treatment chứa BHA, retinoid nồng độ cao cần được sử dụng kèm sản phẩm phục hồi da để giảm nguy cơ bị kích ứng.

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng – Khỏe đẹp – ZINGNEWS.VN

Tags: BSCKI Dương Phương Chidị ứng mỹ phẩmkích ứngmỹ phẩm đặc trịretinoid
Share348SendSend
Previous Post

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Next Post

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Related Posts

Bệnh Da Liễu

Bé gái tuổi vị thành niên bị mụn trứng cá thường sẽ bị béo phì

by Quý
14/02/2023
0

Thêm một khuyến cáo về quản lý cân nặng ở các trẻ em tuổi vị thành niên. Theo kết quả...

Read more

Kem tapinarof 1%: lựa chọn điều trị mới cho bệnh nhân vẩy nến và viêm da cơ địa

30/12/2022

Bakuchiol: Thành phần dưỡng da với nhiều ứng dụng hứa hẹn trong da liễu

30/12/2022

Hướng đi mới trong điều trị u mềm lây bằng gel berdazimer

10/08/2022
Load More
Next Post

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Bài xem nhiều

Bệnh Da Liễu

Lạm dụng tẩy tế bào chết – Tưởng lợi nhưng hại không tưởng!

by Quý
29/03/2023
0

Tẩy tế bào chết, hay tẩy da chết, là một bước cần thiết để dưỡng da. Tuy nhiên nếu tẩy...

Read more

Lạm dụng tẩy tế bào chết – Tưởng lợi nhưng hại không tưởng!

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM