• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Những kiểu nhiễm trùng da thường gặp do vi khuẩn

BS.CKI Trần Hạnh Vy

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Nhiễm trùng da do vi khuẩn là bệnh phổ biến, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Hầu hết là do vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) hoặc Streptococcus pyogenes (liên cầu khuẩn). Dưới đây là một số dạng phổ biến nhất.

Xem thêm

Lạm dụng tẩy tế bào chết – Tưởng lợi nhưng hại không tưởng!

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào ảnh hưởng đến hai lớp sâu nhất của da, lớp hạ bì và mô dưới da, gây sưng nóng, đỏ trên da.

Viêm mô tế bào ảnh hưởng đến hai lớp sâu nhất của da, lớp hạ bì và mô dưới da, gây sưng nóng, đỏ trên da. Viêm mô thường phát triển ở những vùng da bị tổn thương, chẳng hạn như gần vết loét, vết bầm tím, vết bỏng hoặc vết thương phẫu thuật gần đây.

Thủ phạm gây viêm mô tế bào là khuẩn Staphylococcus và Streptococcus. Nếu viêm mô tế bào lan đến các hạch bạch huyết và mạch máu, có thể đe dọa tính mạng. Nên khám, tư vấn và tìm kiếm trợ giúp y tế ngay nếu nghi ngờ thấy các dấu hiệu viêm mô tế bào.

Erysipelas

Erysipelas (viêm quầng) là bệnh nhiễm khuẩn ở da và mô dưới da, đặc trưng bởi sự viêm nhiễm xâm lấn vào da và mô dưới da. Vi khuẩn gây bệnh xâm nhập trực tiếp qua da hở do có tổn thương trước đó như vết thương hở, vết trợt, loét da mãn tính, loét do ung thư da, do dị vật đâm qua da….

Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào da lành ở những bệnh nhân bị thiểu dưỡng, nghiện rượu, tiểu đường, suy giảm miễn dịch…Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt trẻ em. Trước đây, bệnh này rất thường gặp và là một trong những nguy cơ gây tử vong cao ngay cả khi được điều trị tại bệnh viện.

Ngày nay, nhờ có kháng sinh trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn mà tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân viêm quầng có sự giảm đi rõ rệt.

Viêm nang lông do vi khuẩn

Viêm nang lông có các triệu chứng gồm mụn đỏ li ti hoặc mụn mủ đầu trắng.

Viêm nang lông do vi khuẩn là căn bệnh nhiễm trùng tương đối phổ biến ở nang lông, thường do vi nấm, lông mọc ngược hoặc tắc nghẽn do kem dưỡng ẩm hoặc các sản phẩm khác bôi lên da. Cạo hoặc nhổ lông cũng có thể làm tăng nguy cơ.

Các triệu chứng bao gồm mụn đỏ nhỏ li ti hoặc mụn mủ đầu trắng. Tình trạng nhiễm trùng có xu hướng phổ biến hơn ở những người bị mụn trứng cá.

Phần lớn, viêm nang lông thường tự lành, trường hợp nặng hơn có thể cần dùng kháng sinh. Có nhiều trường hợp, viêm nang lông có thể gây rụng tóc vĩnh viễn.

Viêm nang lông do tắm bể nước nóng

Trong các nguyên nhân gây viêm nang lông, có nguyên nhân do tắm bể nước nóng (hot tub folliculitis) hoặc bể nước xoáy (whirlpools). Nguyên nhân là tụ cầu vàng (S. aureus) và trực khuẩn mủ xanh (P. aeruginosa). Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như nấm, virus Herpes simplex, viêm nang lông không do vi khuẩn …

Viêm nang lông do tắm bể nước nóng được đặc trưng bởi các nốt đỏ sưng đầy mủ và phát ban đỏ ngứa xuất hiện ở bất cứ đâu từ vài giờ đến vài ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn.

Môi chất gây bệnh là do ô nhiễm bồn tạo sóng, bồn tắm nước nóng (đặc biệt là bồn tắm bằng gỗ), cầu trượt nước, hồ bơi vật lý trị liệu hoặc thậm chí là bọt biển xơ mướp.

Trẻ em dễ mắc bệnh vì da mỏng hơn lại ngâm lâu trong nước và ở người bị mụn trứng cá hoặc viêm da, cả hai đều làm cho da có lợi cho sự xâm nhập của vi khuẩn.

Bệnh hậu bối

Bệnh hậu bối (Carbuncles) là một nhóm nhọt đỏ, sưng và gây đau đớn được gắn kết với nhau dưới da.

Bệnh hậu bối (Carbuncles) là một nhóm nhọt đỏ, sưng và gây đau đớn được gắn kết với nhau dưới da. Nhọt là tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và tổ chức xung quanh.Vị trí hay gặp là đầu, mặt, cổ, lưng, mông và chân, tay.

Nguyên nhân do tụ cầu vàng (Staphylococcus aereus). Bình thường vi khuẩn này sống ký sinh trên da, nhất là các nang lông ở các vùng quanh lỗ tự nhiên như: quanh mũi, quanh miệng, quanh hậu môn….

Khi nang lông bị tổn thương kết hợp với những điều kiện thuận lợi như tình trạng miễn dịch kém, suy dinh dưỡng, mắc bệnh tiểu đường…vi khuẩn sẽ phát triển và gây bệnh.

Các nhiễm trùng này tạo thành các nhọt hoặc nhóm nhọt, khi các nhóm nhọt này hoạt động chúng rất dễ lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể. Nếu không có biện pháp giữ vệ sinh, tiệt trùng cẩn thận thì có thể lây qua người khác khi tiếp xúc da kề da, hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân.

Các yếu tố nguy cơ có tuổi cao, béo phì, tình trạng vệ sinh và sức khỏe kém, người mắc bệnh da mạn tính, mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, gan và nhóm suy yếu hệ thống miễn dịch… Bệnh dễ lây lan và sang các bộ phận khác của cơ thể và những người xung quanh.

Viêm đỏ nếp kẽ do vi khuẩn

Viêm đỏ nếp kẽ do vi khuẩn (Erythrasma) là nhiễm trùng nông mạn tính các nếp kẽ, nếp gấp của da do vi khuẩn Corynebacterium minutissimum gây ra.

Viêm đỏ nếp kẽ do vi khuẩn (Erythrasma) là nhiễm trùng nông mạn tính các nếp kẽ, nếp gấp của da do vi khuẩn Corynebacterium minutissimum gây ra. Ngoài ra, hai loại vi khuẩn khác là Corynebacterium aurimucosum và Microbacterium oxydans đã được phân lập tại thương tổn của erythrasma. Corynebacterium xâm nhập vào lớp sừng của da, dưới điều kiện thuận lợi như nóng, ẩm, vi khuẩn nhân lên nhanh chóng.

Các vi khuẩn này được nhìn thấy ở khoảng giữa các tế bào của lớp thượng bì, trong tế bào, ly giải các fibril sừng (keratin fibrils). Màu đỏ san hô của thương tổn khi soi dưới ánh sáng đèn Wood là do chất porphyrin vi khuẩn sản xuất ra.

Bệnh không nguy hiểm, điều trị mau lành nhưng hay tái phát, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ở những người suy giảm miễn dịch, thương tổn da có thể lan rộng, có các hình thái viêm nặng như áp-xe, viêm mô bào, u hạt ở da, các biến chứng như viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng máu, viêm cầu thận.

Nguyên tắc chung về phòng tránh

– Tăng cường vệ sinh cá nhân.

– Tránh các yếu tố tăng bệnh như môi trường nóng ẩm, các hóa chất dầu mỡ.

– Điều trị sớm khi có tổn thương ở da.

– Khi tái phát cần lưu ý vệ sinh tốt loại bỏ các ổ vi khuẩn trên da như vùng rãnh mũi má, rãnh liên mông…

Vệ sinh thường xuyên các vết thương ngoài da cho tới khi vết thương lành, tránh tạo nên các vết thương hở trên da ở những đối tượng có nguy cơ cao thì càng cần chú ý hơn.

Về điều trị, tùy thuộc vào dạng bệnh và mức độ, bác sĩ da liễu sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Nên điều trị đồng thời các loại bệnh mà bản thân mắc phải như bệnh viêm da cơ địa, vảy nến….

Tags: BS.CKI Trần Hạnh Vynhiễm trùng da
Share348SendSend
Previous Post

Kết hợp PASI, BSA và QoL để xác định chính xác mức độ nghiêm trọng của bệnh vẩy nến.

Next Post

Tăng tiết mồ hôi quá nhiều căn bệnh gây suy giảm chất lượng cuộc sống

Related Posts

Các Bệnh Da Khác

Dày sừng nang lông, căn bệnh da di truyền

by Quý
20/02/2021
0

Dày sừng nang lông là căn bệnh da khá phổ biến với biểu hiện đặc trưng là các nút sừng...

Read more

Sùi mào gà sinh dục, căn bệnh ở cả người lớn lẫn trẻ em

20/02/2021

10 bí quyết giúp da sáng rạng ngời

16/02/2021

Rửa mặt đúng cách: Nghệ thuật đã được ứng dụng thành công

07/02/2021
Load More
Next Post

Tăng tiết mồ hôi quá nhiều căn bệnh gây suy giảm chất lượng cuộc sống

Bài xem nhiều

Bệnh Da Liễu

Lạm dụng tẩy tế bào chết – Tưởng lợi nhưng hại không tưởng!

by Quý
29/03/2023
0

Tẩy tế bào chết, hay tẩy da chết, là một bước cần thiết để dưỡng da. Tuy nhiên nếu tẩy...

Read more

Lạm dụng tẩy tế bào chết – Tưởng lợi nhưng hại không tưởng!

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM