• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Những lợi ích mà Tacrolimus mang lại cho các bệnh da liễu

ThS.BS Thái Thanh Yến

Theo một nghiên cứu, so với Cyclosporine có tác dụng ức chế calcineurin toàn thân, Tacrolimus cho thấy triển vọng hơn đối với nhiều bệnh lý về da liễu, trong khi tài liệu, chứng cứ về Voclosporin còn hạn chế.

Tacrolimus có thể phù hợp hơn cho những bệnh nhân bị bệnh vảy nến, viêm da dị ứng hay những người bệnh cũng có các yếu tố nguy cơ tim mạch.

Các chất ức chế calcineurin toàn thân (CNI) như Cyclosporine, Tacrolimus và Voclosporin, là những loại thuốc ức chế miễn dịch thường được sử dụng trong cấy ghép nội tạng. Cơ chế điều hòa miễn dịch chính của CNI là ức chế interleukin-2 và làm ức chế kích hoạt tế bào T.

Xem thêm

Điều trị nám da, tàn nhang, đồi mồi bằng công nghệ cao – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 14

Các công nghệ đột phá trong điều trị da liễu – thẩm mỹ

Bệnh Gai Đen – Bác sĩ của bạn – HTV9

Cyclosporine đã được FDA chấp thuận vào năm 1997 để điều trị bệnh vảy nến thể nặng, còn Tacrolimus và Voclosporin mới hơn với “hiệu lực tăng lên và tác dụng phụ ít hơn”. Nhưng chưa có nghiên cứu và sự phê duyệt về chuyên môn nào cho điều trị bệnh da liễu khi sử dụng Tacrolimus và Voclosporin toàn thân.

Tacrolimus

Tacrolimus đã được FDA chấp thuận vào năm 1994 như một chất thay thế Cyclosporine để ngăn ngừa thải ghép ở gan. Theo nghiên cứu, Tacrolimus có hiệu quả gấp 100 lần trong việc ức chế kích hoạt tế bào T và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh so với Cyclosporine.

Do đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng Tacrolimus có thể phù hợp hơn cho những bệnh nhân bị bệnh vảy nến, viêm da dị ứng hay những người bệnh cũng có các yếu tố nguy cơ tim mạch. Tacrolimus có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị ngắn hạn trong khi chuyển sang phương pháp điều trị dài hạn khác.

Ngoài ra, Tacrolimus cũng có khả năng hấp thụ đường ruột tốt hơn Cyclosporine, có thể trở thành một phương pháp điều trị thay thế đầy hứa hẹn cho những bệnh nhân bị viêm da mủ hoại thư và hội chứng ruột kích thích cũng như cho những bệnh nhân mắc bệnh Behçet đường ruột.

Voclosporin

Voclosporin đã được FDA chấp thuận vào năm 2021 để điều trị bệnh viêm thận lupus thể hoạt động. Theo nghiên cứu, so với Cyclosporine, Voclosporin có thể được sử dụng với liều lượng thấp hơn nhưng sẽ mang lại kết quả tương tự do ưu thế về đặc tính chuyển hóa của nó.

Các nhà nghiên cứu tin rằng Voclosporin an toàn trong tất cả các CNI; tuy nhiên, cần có các nghiên cứu sâu hơn nữa để xác nhận giả thuyết này. Voclosporin hiện cũng đang được nghiên cứu với vai trò kháng virus trong các ca ghép thận dương tính với COVID-19.

Trong chỉ định da liễu, Voclosporin chỉ được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến. Một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 và một giai đoạn 3 đã xác nhận rằng Voclosporin làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến; tuy nhiên, thuốc không hiệu quả vượt trội so với điều trị bằng Cyclosporine.

Các tác dụng phụ liên quan đến Voclosporin phổ biến nhất bao gồm rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nhiễm trùng.

Khuyến nghị

Mặc dù cả hai loại thuốc đều hứa hẹn cho các chỉ định về bệnh lý về da có nhiều yếu tố nguy cơ, nhưng các tác giả khuyến cáo rằng các bác sĩ da liễu nên tiếp tục thận trọng khi kê đơn các loại thuốc này, hạn chế sử dụng chúng kéo dài, nên sử dụng với thời gian dưới 1 năm.

Cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định một cách thích hợp hiệu quả của Tacrolimus và Voclosporin đối với việc sử dụng thuốc ngoài da và để phát triển các hướng dẫn lâm sàng trong tương lai.

Tài liệu tham khảo: https://www.healio.com/news/dermatology/20230614/tacrolimus-shows-promise-in-treatment-of-dermatologic-conditions-with-risk-factors

Tags: bệnh da liễuđiều trị bệnh vảy nếnTacrolimusThS.BS Thái Thanh Yếnthuốc ức chế miễn dịchviêm da mủ hoại thưVoclosporin
Previous Post

FDA chấp thuận sử dụng máy laser xung màu Vbeam để điều trị các vết bớt rượu vang và u máu ở trẻ em

Next Post

Bác sĩ của bạn: Mục cóc

Related Posts

Chăm sóc da

HTV9 – SẸO RỖ: Nguyên nhân & phương pháp điều trị – Bác sĩ của bạn

by vuong
03/07/2024
0

https://youtu.be/W-5BonnOrq0 Chương trình "BÁC SĨ CỦA BẠN" - SẸO RỖ: Nguyên nhân & phương pháp điều trị Chương trình phát...

Read more

HTV9 – PHƯƠNG PHÁP CĂNG DA CHỈ – Bác sĩ của bạn

03/07/2024

5 lầm tưởng thường gặp về peel da

25/12/2023

Bệnh da cánh bướm

23/12/2023
Load More
Next Post

Bác sĩ của bạn: Mục cóc

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

by vuong
12/05/2025
0

https://youtu.be/whdRSU8K5Dg 🔥🔥🔥 LỢI ÍCH CỦA VITAMIN C ĐỐI VỚI LÀN DA - THS.BS NGÔ ANH TUẤN - HTV9 🌞🌞🌞 Chương...

Read more

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status