• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Quan điểm về màu da và việc sử dụng các hóa chất làm sáng ở Mỹ

ThS.BS Lê Minh Châu

Đa số phụ nữ đều quan niệm làn da sáng trắng sẽ giúp mình đẹp hơn và trông sang hơn nên ngành dịch vụ làm sáng da đa ngày càng phát triển. Theo thống kê, số tiền chi cho làm sáng trên toàn cầu đã lên con số hàng tỉ đôla. Nhưng các hóa chất làm sáng da có thể tiềm ẩn những nguy cơ, đặc biệt là khi dùng lâu dài mà không có sự hướng dẫn của các chuyên viên y tế.

Xem thêm

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Tần suất quan tâm dịch vụ làm sáng da thay đổi theo từng vùng

Ở Nam Phi, con số này chỉ đạt 27% nhưng ở Nigeria con số này đạt đến mức 77%. Nhưng đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào tương tự thực hiện ở Mỹ nên các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu đế đánh giá thói quen làm sáng da ở những người thuộc nhiều màu da khác nhau.

Các hóa chất làm sáng da có thể tiềm ẩn những nguy cơ, đặc biệt dùng lâu dài mà không có hướng dẫn của các chuyên viên y tế. Ảnh minh họa

Nghiên cứu được thực hiện dưới hình thức khảo sát bảng câu hỏi thông qua hệ thống ResearchMatch của Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kì. Những người tham gia phải là những người da màu và họ sẽ trả lời các câu hỏi về dịch tễ, ý kiến về việc làn da đẹp là 1 làn da sáng (thông qua thang điểm của Hamed và cộng sự với 1 điểm là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý), họ có hài lòng với độ sáng của da mình (bằng thang điểm Likert với 1 là không hài lòng và 5 là rất hài lòng) cũng như thói quen làm sáng da của họ.

Có 455 người tham gia khảo sát này và có 97 (21,3%) người có dùng hóa chất làm sáng da. Và trong 97 người này thì có 71 người sử dụng hoạt chất để điều trị còn 26 người sử dụng các hoạt chất làm sáng da thông thường. Những người dùng hóa chất làm sáng có xu hướng đồng ý với quan niệm làn da sáng là 1 làn da đẹp, giúp họ tự tin hơn và tăng khả năng có người yêu hay chồng hơn (P<0,001).

Chỉ có 22 người trong số 97 người dùng chất làm sáng da tư vấn với nhân viên y tế trước khi sử dụng và chỉ 14,4% người mua sản phẩm làm sáng da từ các chuyên viên y tế.

Trong số những người dùng sản phẩm làm sáng da, có 45,4% người dùng chất làm sáng da không biết trong sản phẩm đó có thành phần gì. Hoạt chất được sử dụng nhiều là hydroquinone (35,11%, 34/97), ascorbic acid (21.6%; 21/97), glycolic acid (18,6%; 18/97), salicylic acid (16,5%; 16/97) và niacinamide (15,5%; 15/97).

Ít người đi khám trước khi sử dụng hoạt chất làm trắng da

Theo nghiên cứu trên, có thể thấy ở Mỹ, tần suất người da màu dùng hoạt chất làm trắng không cao như những quốc gia Châu Á, Châu Phi và đa số người dùng hóa chất làm sáng da là để điều trị (73,2%). Nhưng số lượng người không biết thành phần chính của sản phẩm khá nhiều (45,4%) và rất ít người đi khám trước khi sử dụng hoạt chất làm sáng (22,7%).

Điều này cho thấy người tiêu dùng vẫn không hiểu rõ được hết các nguy cơ của hoạt chất làm trắng, trong khi hydroquinone là hoạt chất thường được dùng nhất. Việc sử dụng hydroquinone dài lâu có thể gây khá nhiều tác dụng phụ như viêm da tiếp xúc, ochronosis ngoại sinh, tăng sắc tố nhãn cầu và tăng sắc tố móng.

Những người dùng hoạt chất làm sáng cũng tin rằng làn da sáng là một làn da đẹp, giúp họ tăng tự tin. Ảnh minh họa

Theo Luật Hỗ trợ, Cứu trợ và An ninh Kinh tế được ban hành năm 2020, việc bán hydroquinone không theo toa đã bị cấm ở Mỹ nhưng dữ liệu trong nghiên cứu này cho thấy, người dân Mỹ vẫn có thể mua chế phẩm có hydroquinone ở các cửa hàng làm đẹp, nhà bán lẻ trên mạng và xách tay từ nước ngoài về.

 Người ta tin rằng: “Da sáng là một làn da đẹp”

Những người dùng hoạt chất làm sáng cũng tin rằng làn da sáng là một làn da đẹp, giúp họ tăng tự tin và tăng khả năng tìm được người hôn phối. Điều này cũng được phản ánh tương tự trong các nghiên cứu thực hiện ở Jordan, Saudi Arabia, Nam Phi và Somalia.

Nghiên cứu này vẫn tồn tại một số hạn chế như là không thể đa dạng hóa chủng tộc của những người da màu vì trên hệ thống ResearchMatch, người tham gia là hoàn toàn tự nguyện nên không thể kiểm soát được sự cân bằng của các chủng tộc tham gia.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng không đánh giá được tông da thực sự của người tham gia nghiên cứu, điều này ảnh hưởng đến tính chính xác của nghiên cứu vì người da trắng cũng có người có tông tối màu. Và cuối cùng là còn một số chủng tộc không có người tham gia nghiên cứu cũng như nam rất ít tham gia nghiên cứu nên sẽ làm sai lệch thêm dữ liệu.

Qua nghiên cứu trên, các tác giả thấy rằng làm sáng da vẫn rất phổ biến ở cộng đồng người da màu tại Mỹ và việc làm này tiềm ẩn những nguy cơ nhất định vì người dùng không biết về thành phần của sản phẩm, cũng không đi khám trước khi sử dung nên rất dễ dàng dùng những loại sản phẩm không an toàn.

Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh vai trò của bác sĩ da liễu trong việc thăm khám và cho chỉ định vì đa số những người dùng hóa chất làm sáng là để điều trị da. Và các bác sĩ da liễu cũng nên tìm hiểu nguyên nhân vì sao người tiêu dùng muốn dùng sản phẩm làm sáng, một phần nguyên nhân có thể vì quan điểm truyền thống về màu da.
Việc phá tan những định kiến về màu da cũng như trân trọng từng màu da của từng sắc tộc khác nhau sẽ giúp cho các bác sĩ da liễu dễ dàng hơn trong điều trị và giảm thiểu nguy cơ khi sử dụng các hóa chất làm sáng da.

Nguồn: https://journals.lww.com/ijwd/fulltext/2023/10000/colorism_attitudes_and_use_of_skin_lightening.3.aspx

Tags: hóa chất làm sáng dahydroquinoneThS.BS Lê Minh Châu
Previous Post

Tiêm botox xóa nếp nhăn giữ được bao lâu?

Next Post

Chẩn đoán ung thư tế bào hắc tố tại móng với xét nghiệm cắt móng

Related Posts

Bệnh da dị ứng - miễn dịch

Bác sĩ chỉ cách chăm sóc da nhạy cảm khi trời trở lạnh

by Quý
28/12/2023
0

Trong thời tiết giao mùa chuyển lạnh, nhiều người gặp phải các bệnh lý về da như khô da, da...

Read more

Da mặt dầu nhờn có nên massage?

25/12/2023

Những bệnh về da dễ gặp khi giao mùa

21/12/2023

VTV9: Tai biến da

06/12/2023
Load More
Next Post

Chẩn đoán ung thư tế bào hắc tố tại móng với xét nghiệm cắt móng

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

by vuong
12/05/2025
0

https://youtu.be/whdRSU8K5Dg 🔥🔥🔥 LỢI ÍCH CỦA VITAMIN C ĐỐI VỚI LÀN DA - THS.BS NGÔ ANH TUẤN - HTV9 🌞🌞🌞 Chương...

Read more

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status