• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Mối liên quan giữa các rối loạn viêm da và COVID-19

BS Nguyễn Thị Thùy Trang

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Dữ liệu nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dị ứng và Miễn dịch học lâm sàng (Journal of Allergy and Clinical Immunology) cho thấy, các tình trạng da bị viêm có thể là mối nguy cơ đối với mắc COVID-19. Trong một phân tích biểu hiện gene, các thành phần di truyền chung cũng được xác định trong một số tình trạng da nhất định và phản ứng miễn dịch với hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS-CoV-2).

Xem thêm

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một nghiên cứu dịch tễ học trên những bệnh nhân mắc COVID-19 sau đó là phân tích các tế bào biểu mô phế quản bị nhiễm SARS-CoV-2. Dữ liệu hồ sơ y tế được trích xuất từ một hệ thống y tế ở Michigan.  COVID-19 và các tình trạng viêm da được xác định bằng cách sử dụng các mã chẩn đoán thích hợp. Phân tích hồi quy logistic đa thức được sử dụng để xác định các bệnh đi kèm có liên quan đến COVID-19 và các kết cục bệnh nặng.

Các mô hình được điều chỉnh theo tuổi, giới tính, chủng tộc/dân tộc, tình trạng béo phì và kinh tế xã hội. Đối với phân tích bản sao, các nhà nghiên cứu đã so sánh biểu hiện gen trên 9 tình trạng viêm da và tế bào biểu mô phế quản bị nhiễm SARS-CoV-2. Dữ liệu cũng được tóm tắt từ một phân tích tổng hợp di truyền trước đây về tính nhạy cảm với COVID-19 để xác định các locus gen chung giữa COVID-19 và các tình trạng viêm da.

Dữ liệu y tế có sẵn cho 1115 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó 105 (9,4%) bị mụn trứng cá, 38 (3,4%) bị viêm da dị ứng, 36 (3,2%) bị vẩy nến và 35 (3,1%) bị bệnh chứng đỏ mặt.

Trong phân tích hồi quy logistic, viêm da dị ứng (tỷ lệ chênh lệch [OR], 1,48; khoảng tin cậy 95% [CI], 1,06-2,06; P = 0,020) và bệnh vẩy nến (OR, 1,48; 95% CI, 1,06-2,07; P = 0.0,22) liên quan đến tăng tỷ lệ COVID-19.

Tuy nhiên, tình trạng viêm da dường như có nguy cơ thấp hơn đối với các kết quả COVID-19 nghiêm trọng. Cụ thể, bất kỳ tình trạng da nào xuất hiện sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ thông khí (OR, 0,22; KTC 95%, 0,11-0,47; P = 8,5 × 10-5).

Các phát hiện từ nghiên cứu nhấn mạnh mối liên quan tiềm ẩn giữa tình trạng viêm da và COVID-19.

Trong phần phân tích hệ gene của nghiên cứu, sự chồng chéo đáng kể đã được quan sát thấy trong biểu hiện gene giữa các tế bào biểu mô phế quản bị nhiễm SARS-CoV-2 và các tế bào tổn thương bị bệnh viêm da.

Ngoài ra, các gene phức hợp biệt hóa biểu bì (epidermal differentiation complex – EDC) được tìm thấy và điều chỉnh trong cả nhiễm trùng SARS-CoV-2 và trong các tình trạng viêm da. Một vị trí chung tại EDC cũng được phát hiện giữa bệnh vẩy nến và nhiễm COVID-19 (P = 3,3 × 10-7).

Các phát hiện từ nghiên cứu nhấn mạnh mối liên quan tiềm ẩn giữa tình trạng viêm da và COVID-19. Điều thú vị là chẩn đoán bệnh vẩy nến hoặc viêm da dị ứng dường như làm giảm nguy cơ thông khí với COVID-19. Dữ liệu di truyền sơ bộ cũng làm nổi bật một thành phần bộ gene chung tiềm năng.

Các nhà nghiên cứu viết: “Mặc dù các phát hiện về dịch tễ học và di truyền học đòi hỏi phải được xác nhận và nhân rộng bổ sung … công trình này sẽ đóng vai trò là một nghiên cứu quan trọng để phát hiện ra những cá nhân dễ bị nhiễm SARS-CoV-2 hơn và các tình trạng sức khỏe sẵn có của họ có thể ảnh hưởng đến quá trình tiến triển của bệnh”.

Tags: Bệnh viêm daBS Nguyễn Thị Thùy TrangCovid - 19nhiễm trùng SARS-CoV-2vẩy nếnviêm da mạn tính
Share348SendSend
Previous Post

Hiểu biết của bệnh nhân về các loại thuốc mới được kê đơn

Next Post

Kết quả thai kỳ điều trị vảy nến bằng thuốc sinh học

Related Posts

Bệnh da dị ứng - miễn dịch

Làm sao cắt cơn ngứa của bệnh chàm?

by Quý
14/12/2022
0

Người bị chàm da nên lựa chọn những sản phẩm cho da được chuyên gia da liễu khuyên dùng, dịu...

Read more

Laser 1.726nm hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá

19/10/2022

COVID-19 làm giảm tuổi thọ trung bình toàn cầu

14/04/2022

Đại dịch COVID-19 làm thay đổi nhận thức với người mang khẩu trang

22/12/2021
Load More
Next Post

Kết quả thai kỳ điều trị vảy nến bằng thuốc sinh học

Bài xem nhiều

Công tác & Điều trị

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

by Quý
22/03/2023
0

Đa phần nốt ruồi lành tính, theo thời gian, sẽ không thay đổi. Nốt ruồi ác tính, nốt ruồi bệnh...

Read more

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Thực hư tế bào gốc trị bách bệnh

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM