Ngoài lao phổi, bệnh lao da cũng rất phổ biến. Đây là bệnh nhiễm khuẩn gây tổn thương cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe chung và làm suy giảm lượng cuộc sống của người bệnh.
Lao da là gì?
Bệnh lao da (Cutaneous tuberculosis hay TB) thực chất là sự xâm nhập của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, cùng loại vi khuẩn gây bệnh lao phổi vào da. Lao da là một dạng lao ngoài phổi tương đối phổ biến. Ở các nước đông dân như Ấn Độ và Trung Quốc, nơi bệnh lao vẫn thường xảy ra, các đợt bùng phát lao da thường ở mức dưới 0,1%.
Lao da là từng là căn bệnh nan y ở thế kỷ XX nhất là khi xuất hiện của bệnh HIV, khiến các chủng lao da đa kháng thuốc xuất hiện, số lượng bệnh nhân điều trị ức chế miễn dịch ngày càng tăng. Hiện bệnh lao da đang có chiều hướng diễn biến tích cực do chất lượng cuộc sống được nâng cao, công tác vệ sinh được chú trọng, cũng như việc ra đời vắc-xin BCG.
Thông thường, lao da thường là dạng phát triển từ trực khuẩn được di chuyển từ các cơ quan nội tạng đến da, rất hiếm xâm nhập trực tiếp từ bên ngoài. Nói cách khác, lao da nguyên phát là rất hiếm, thường là biến thể từ nhiều loại lao khác, như lao phổi, lao hạch… Một số con đường lây truyền của vi khuẩn lao đến da như đường máu, đường lympho .
Lao da có mấy loại?
Biểu hiện lâm sàng của bệnh lao da rất đa dạng như nốt sần, sần viêm, loét da mãn tính… cùng các tổn thương khác. Các biến thể của bệnh lao da được phân loại tùy thuộc vào số lượng vi khuẩn trên da, chủ yếu gồm các loại như Tuberculosis Verrucosa Cutis với đặc điểm tăng trưởng dạng mụn cóc ở đầu gối, bàn tay, khuỷu tay, bàn chân và mông.
Lupus Vulgaris, đây là dạng tiến triển và tồn tại dai dẳng của lao da, biểu hiện bằng nốt sần thường nhỏ, màu nâu đỏ, tồn tại trong nhiều năm, không tự biến mất, có khả năng biến dạng, loét và đôi khi dẫn đến ung thư da.
Dạng lao da xơ cứng, do vi khuẩn lao trực tiếp xâm nhiễm vào các hạch bạch huyết, khớp hoặc xương, thường có liên quan đến bệnh lao phổi, không đau nhưng có thể gây loét da dạng hạt. Ngoài ra còn có lao da Miliary Tuberculosis, biến thể từ nhiễm trùng từ lao phổi hay các cơ quan và mô khác qua đường máu. Bệnh nhân Miliary TB thường bị suy giảm hệ miễn dịch như HIV/AIDS, ung thư, tiểu đường… Lupus lao phẳng, Lupus lao vẩy nến, Lupus lao loét …
Chẩn đoán lao da thường được thực hiện bằng cách xác định đặc điểm mô bệnh học đặc trưng khi sinh thiết da. Các nốt lao điển hình là u hạt biểu mô có chứa trực khuẩn ưa axit. Chúng được phát hiện bằng cách nhuộm mô, nuôi cấy và phản ứng chuỗi polymerase (PCR).
Các xét nghiệm khác có thể cần thiết và bao gồm: kiểm tra lao trên da (thử nghiệm Mantoux hoặc PPD), xét nghiệm máu giải phóng gamma Interferon, cấy đờm, chụp X-quang ngực và các xét nghiệm X-quang khác để tìm nhiễm trùng ngoài phổi, xét nghiệm giải phóng gamma Interferon (IGRA), phản ứng thử nghiệm Mantoux…
Bệnh lao da phòng ngừa và chữa trị thế nào?
Bệnh nhân mắc bệnh lao phổi hoặc lao da cần được điều trị theo phác đồ khuyến cáo của hiệp hội chống lao và bệnh phổi quốc tế bằng thuốc. Sự kết hợp của thuốc kháng sinh (isoniazid, rifampicin, pyrazinamide và ethambutol) trong khoảng thời gian vài tháng và đôi khi dài vài năm.
Bệnh nhân bị nhiễm lao tiềm ẩn nhưng không có bệnh tiến triển cũng có thể được điều trị bằng thuốc chống lao để điều trị và ngăn chặn sự phát triển của bệnh tiến triển. Đôi khi được khuyến cáo phẫu thuật cắt bỏ lao khu trú ở da áo.
Cho đến nay, tiêm phòng vắc-xin BCG là phương pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh lao nói chung và lao da nói riêng. BCG (Bacille Calmette-Guerin) là một loại vắc xin phòng lao, thường được khuyến khích tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt hiệu quả trong phòng ngừa nhiều hình thái của lao nguy hiểm. Đối với người trưởng thành và chưa từng chủng ngừa lao trước đây cũng nên được tiêm phòng.