• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Vảy nến da đầu: dầu gội, chất làm mềm vảy và các điều trị khác

ThS.BS Mạch Khánh Huy

Psoriasis on the skin close-up, scalp, photos of dermatitis and eczema, skin problems dermatology

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh vảy nến da đầu. Một số bệnh nhân giảm được triệu chứng vảy nến nhờ dùng dầu gội đầu chứa dược chất hoặc các phương pháp điều trị không cần kê toa khác. Nếu bệnh vảy nến da đầu vẫn còn sau khi áp dụng loại điều trị này, bạn sẽ cần sự giúp đỡ của bác sĩ da liễu.

Các bác sĩ da liễu sẽ đưa ra các điều trị phù hợp với nhu cầu của mỗi cá nhân. Bạn có thể có các điều trị khác nhau cho từng buổi trong ngày để việc điều trị hiệu quả hơn và giúp giảm tác dụng phụ.

Xem thêm

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Thuốc bôi da đầu thường được kê toa phổ biến trong điều trị bệnh vảy nến da đầu. Ảnh minh họa

Thuốc bôi da đầu

Đây là phương pháp điều trị được kê toa phổ biến nhất. Kế hoạch điều trị của bạn có thể bao gồm một hoặc nhiều loại thuốc sau đây:

Corticosteroid: Đây là phương pháp điều trị số 1 cho bệnh vảy nến da đầu ở trẻ em và người lớn. Corticosteroid làm giảm đỏ, sưng, ngứa và đóng vảy nhanh chóng.

Một trong những thuốc bôi corticosteroid được sử dụng nhiều nhất là Xamiol gel với thành phần là calcipotriol, betamethasone dipropionate.

Khi được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ, các thuốc này khá an toàn. Vì tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng lâu dài, bác sĩ da liễu thường đề nghị một phương pháp điều trị khác phối hợp để làm giảm các tác dụng phụ.

Dầu gội thuốc

Thường dùng hỗ trợ điều trị.

Nếu bạn bị vảy nến da đầu dai dẳng, bác sĩ da liễu có thể kê cho bạn loại dầu gội đầu có chứa clobetasol propionate.

Các nghiên cứu cho thấy bệnh nhân có thể sử dụng dầu gội này hằng ngày một cách an toàn trong tối đa 4 tuần.

Nó cũng an toàn để sử dụng nó một hoặc hai lần một tuần để duy trì kết quả.

Chà, chà và gãi da đầu của bạn có thể làm trầm trọng thêm bệnh vảy nến hiện có.

Chất làm mềm vảy

Nếu vảy nến trên da đầu của bạn dày, các thuốc điều trị khó có thể thấm sâu xuống da và phát huy tác dụng.

Để làm mềm các mảng vảy dày này, các bác sĩ da liễu có thể kê cho bạn các sản phẩm chứa axit salicylic.

Calcipotriene: Là một dạng vitamin D nhân tạo. Để đạt hiệu quả điều trị cao hơn, calcipotriene  thường kết hợp với corticosteroid mạnh.

Trong hầu hết trường hợp, thuốc được bôi mỗi ngày 1 lần trong 2 tuần, đội nón bọc đầu sau khi thoa và có thể được sử dụng lâu hơn nếu cần thiết.

Tazarotene: thoa mỏng trước ngủ và gội lại vào sáng hôm sau. Tương tự calcipotriene, nó có thể kết hợp với một loại corticosteroid mạnh trong điều trị.

Mẹo để thoa thuốc lên da đầu

Nâng tóc lên và đưa ra xa khi thoa thuốc lên da đầu.

Điều trị chuyên sâu

Nếu các điều trị với thuốc thoa kể trên thất bại hoặc bạn bị vảy nến dày trên da đầu, bác sĩ da liễu có thể đề nghị những điều sau:

Tiêm corticosteroid: tiêm corticosteroid trực tiếp vào vùng da đầu bị vảy nến. Điều trị này khá hiệu quả, nhưng chỉ nên giới hạn trong một vài lần.
Laser Excimer và các phương pháp điều trị bằng ánh sáng khác:

Loại laser này có thể áp dụng ở những vùng khó điều trị như da đầu, bàn chân và bàn tay.

Lợi ích của việc sử dụng điều này để điều trị bệnh vảy nến da đầu là chỉ điều trị trúng đích vào những vùng bệnh.

Hạn chế của phương pháp điều trị này bệnh nhân cần thực hiện 2 đến 3 lần một tuần và chi phí điều trị tốn kém.

Phương pháp điều trị này có thể cần  phối hợp thêm một phương pháp điều trị khác tại nhà.

Điều trị bằng laser Excimer thường không gây đau, nhưng các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm mẩn đỏ và đau giống như bị cháy nắng.

Thuốc trị vảy nến mạnh

Bệnh vảy nến da đầu có thể dai dẳng. Nếu bạn đang tuân theo kế hoạch điều trị và không thấy kết quả, bác sĩ da liễu có thể kê đơn thuốc mạnh hơn.

Cách điều trị này nhắm vào các rối loạn miễn dịch của bệnh vảy nến.

Hình ảnh trước (trái) và sau (phải) điều trị vảy nến da đầu với thuốc sinh học.

Các thuốc điều trị vảy nến mạnh có thể kể đến như:

  • Apremilast
  • Retinoid uống
  • Methotrexate
  • Cyclosporine
  • Thuốc sinh học

Tuân thủ điều trị là chìa khóa để đạt được kết quả

Điều quan trọng là phải sử dụng phương pháp điều trị chính xác theo hướng dẫn và trong thời gian khuyến cáo.

Nhiều bệnh nhân không đạt được hiệu quả điều trị mong muốn vì họ không tuân thủ sát sao kế hoạch điều trị.

Nguồn: https://www.aad.org/public/diseases/psoriasis/treatment/genitals/scalp-shampoo

Tags: BS. Mạch Khánh Huychất làm mềm vảy và các điều trị khácDầu gộiVảy nến da đầu
Previous Post

Vảy nến mủ và các phương pháp điều trị

Next Post

Bác sĩ của bạn: Kem trộn ảnh hưởng lên da như thế nào?

Related Posts

Bệnh Da Liễu

Vảy nến da đầu: 10 cách giảm rụng tóc

by Quý
02/08/2023
0

Khi bệnh vảy nến phát triển trên da đầu, đôi khi rụng tóc sẽ xảy ra. Mặc dù, tóc có...

Read more

Vảy nến mủ và các phương pháp điều trị

11/07/2023

Điều trị vảy nến sinh dục như thế nào?

18/06/2023

Điều trị vảy nến ở phụ nữ có thai và cho con bú

16/06/2023
Load More
Next Post

Bác sĩ của bạn: Kem trộn ảnh hưởng lên da như thế nào?

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

by vuong
14/05/2025
0

https://youtu.be/whdRSU8K5Dg 🔥🔥🔥 LỢI ÍCH CỦA VITAMIN C ĐỐI VỚI LÀN DA - THS.BS NGÔ ANH TUẤN - HTV9 🌞🌞🌞 Chương...

Read more

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status