• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Vì sao chúng ta cần mang khẩu trang trong bệnh viện và các nơi công cộng?

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Không khí xung quanh bệnh nhân SARS-CoV-2 thường xuyên bị nhiễm virus, nhưng hiếm khi có virus sống sót. Các nhà điều tra cho biết virus cần có những điều kiện cụ thể để lây truyền qua đường không khí và nhờ sự hỗ trợ hiệu quả của khẩu trang làm giảm sự lây lan trong hầu hết các trường hợp.

Xem thêm

Hệ lụy khôn lường của việc dùng mỹ phẩm sớm

VTV9: Tai biến da

Trị rụng tóc sao cho hiệu quả?

Rốn có mùi hôi, khi nào cần đến bác sĩ thăm khám?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đó là kết quả từ một đánh giá về không khí bị nhiễm coronavirus 2 (SARS-CoV-2) gây hội chứng hô hấp cấp tính. Theo đó, mặc dù các mẫu được lấy ở cả gần và xa những bệnh nhân nhập viện đều chứa các vật liệu di truyền RNA của SARS-CoV-2, nhưng tải lượng virus lại rất thấp.

Kết quả được công bố trên JAMA Network Open chỉ ra rằng có lượng virus cao xuất hiện ở các khu vực như phòng tắm, khu vực nhân viên và hành lang.

893 mẫu đã được lấy để tiến hành 24 nghiên cứu cắt ngang. Trong số các mẫu này, 471 (52,7%) ở môi trường gần bệnh nhân, 237 (26,5%) ở khu vực lâm sàng, 122 (13,7%) ở khu vực nhân viên, 42 (4,7%) ở khu vực công cộng và 21 (2,4%) trong phòng tắm. Ở khu vực gần bệnh nhân, 82 mẫu (17,4%) dương tính.

Dữ liệu không cho thấy bất kỳ sự khác biệt nào về kết quả tùy thuộc theo khoảng cách với bệnh nhân mà mẫu được thu thập (≤1 m so với> 1-5 m; P = .22). Nhưng có sự khác biệt đáng kể giữa các mẫu dương tính từ phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) so với khoa phòng không có ICU (25,2% so với 10,7%; P <0,001).

Trong các phòng áp suất âm, tỷ lệ dương tính là 47/360 (13,1%) và trong các phòng có không khí tự nhiên hoặc thông gió cơ học, tỷ lệ dương tính là 6/66 (9,1%). Trong số 21 mẫu từ phòng tắm, 5 mẫu (23,8%) dương tính.

Tỷ lệ dương tính chung trong các khu vực lâm sàng là 8,4% (20 trên 237), thay đổi từ 0/64 ở phòng khám đến 6/22 tại trạm y tế (P <0,001).

Đối với khu vực nhân viên, 5 trong số 122 (12,3%) mẫu là dương tính, thay đổi từ 5/26 ở phòng họp nhân viên, 2/51 ở phòng thay đồ và 8/45 ở các loại phòng nhân viên khác (P = 0,06).

Tổng cộng, 14 trong số 42 mẫu (33,3%) ở các khu vực công cộng là dương tính, thay đổi từ 9 trong số 16 mẫu ở hành lang, 2 trong số 18 mẫu ở các khu vực trong nhà khác và 3 trong số 8 mẫu ở các khu vực công cộng ngoài trời (P = 0,01).

Mặc dù không khí xung quanh bệnh nhân SARS-CoV-2 thường xuyên bị nhiễm virus, nhưng hiếm khi có virus sống sót.

Nhìn chung, 81 mẫu cấy virus đã được thực hiện trong 3 nghiên cứu. Trong số này, 13 (16,0%) đến từ các khu vực khám bệnh, 4 (4,9%) từ các khu vực nhân viên và 15 (18,5%) từ các khu vực công cộng.

Trong các nghiên cứu định lượng thực hiện phản ứng tổng hợp chuỗi polymerase phiên mã ngược, nồng độ RNA trung bình thay đổi từ 1,0 x 103 copies/m3 (phạm vi liên phân vị [IQR], 0,4 – 3,1 x 103 copies/m3) trong các khu vực lâm sàng đến 9,7 x 103 copies/m3 (IQR, 5,1 -14,3 x 103 copies / m3) trong phòng tắm.

Phòng bệnh nhân và phòng thay đồ bảo hộ có nồng độ SARS-CoV-2 cao. Trong 2 phòng bệnh, kết quả cho thấy nồng độ RNA là 2,0 x 103 copies/m3 đối với các hạt lớn hơn 4μm và 1,3 x
103 copies/m3 đối với các hạt có kích thước từ 1 đến 4μm.

Các tác giả nghiên cứu cũng tìm thấy 927 và 916 copies/m3 của các kích thước đó trong mỗi phòng tương ứng. Trong 2 phòng thay đồ bảo hộ, nồng độ dao động giữa 12,0 x 103 và 40,0 x 103 copies/m3 đối với các hạt nhỏ hơn 1μm và 2,0 x 103 đến 8,0 x 103 copies/m3 đối với các hạt có kích thước từ 1 đến 4μm.

Trong nghiên cứu, bối cảnh như vị trí, sự thông khí, khoảng cách và bối cảnh lâm sàng thường không được chi tiết và việc phân loại sai các biến mà không có đầy đủ chi tiết có thể đã xảy ra.

Việc đánh giá cũng bị hạn chế bởi sự thay đổi các phương pháp lấy mẫu và vi sinh trong các nghiên cứu. Sự nhiễm virus trên bề mặt đồ vật không được đưa vào phân tích và một số nghiên cứu không được đồng cấp đánh giá xác nhận.

Các nhà điều tra kết luận rằng mặc dù không khí xung quanh bệnh nhân SARS-CoV-2 thường xuyên bị nhiễm virus, nhưng hiếm khi có virus sống sót.

Các nhà điều tra cho biết virus cần có những điều kiện cụ thể để lây truyền qua đường không khí và nhờ sự hỗ trợ hiệu quả của khẩu trang làm giảm sự lây lan trong hầu hết các trường hợp.

Họ cũng nhấn mạnh rằng lượng virus cao cần chú ý ở một số khu vực, chẳng hạn như phòng tắm, khu vực nhân viên và hành lang công cộng.

Tags: bệnh việnBS.CKI Dương Phương ChiCovid - 19khẩu trangnhiễm virusvirus SARS-CoV-2
Share348SendSend
Previous Post

Vàng da ở người trưởng thành cảnh báo bệnh gì?

Next Post

Can thiệp phẫu thuật, phương thức an toàn và hiệu quả trong kiểm soát bệnh bạch biến

Related Posts

Bệnh da nhiễm khuẩn

Ứng dụng công nghệ trong điều trị mụn trứng cá

by Quý
24/11/2023
0

BSCKI. Dương Phương Chi đang công tác tại Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, cho biết mụn trứng cá...

Read more

Bác sĩ của bạn: Mục cóc

10/07/2023

Điều trị u mềm lây tại nhà bằng gel berdazimer

27/04/2023

Povorcitinib cho hiệu quả tái tạo sắc tố đáng kể trên bệnh nhân bạch biến

15/04/2023
Load More
Next Post

Can thiệp phẫu thuật, phương thức an toàn và hiệu quả trong kiểm soát bệnh bạch biến

Bài xem nhiều

Nổi bật

Hệ lụy khôn lường của việc dùng mỹ phẩm sớm

by Quý
06/12/2023
0

Dùng mỹ phẩm sớm khiến làn da trẻ nhỏ bị bít tắt lỗ chân lông, tạo cồi mụn, bào mỏng...

Read more

Hệ lụy khôn lường của việc dùng mỹ phẩm sớm

VTV9: Tai biến da

Trị rụng tóc sao cho hiệu quả?

Rốn có mùi hôi, khi nào cần đến bác sĩ thăm khám?

Mày đay mạn tính kháng trị với kháng histamin liều thông thường

Sự khác nhau giữa viêm da do kiến ba khoang với zona thần kinh

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2023 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2023 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status