• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Bệnh chàm: Triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

BS.CKI Trần Hạnh Vy

Chàm hay bệnh chàm, là bệnh lý da mạn tính rất phổ biến, tiến triển từng đợt hay tái phát, đặc trưng là những mảng da đỏ, mụn nước, bong vảy, ngứa và điều trị còn khó khăn do sinh bệnh học khá phức tạp.

Xem thêm

U máu (Bớt mạch máu) có cần điều trị không – BS.CKI Dương Phương Chi – HTV9

Điều trị sẹo lõm, lỗ chân lông to bằng laser – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Triệt lông bằng laser hoặc ánh sáng – BS.CKI Trần Hạnh Vy – HTV9

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Chàm da: Những rối loạn nội và ngoại sinh

Theo Hiệp hội bệnh Chàm Quốc gia Mỹ (NEA), chàm (Eczema) là tình trạng viêm da mạn tính, có những đợt cấp tính trên nền mạn tính, tiến triển từng đợt hay tái phát, lâm sàng biểu hiện tùy giai đoạn bệnh: mảng đỏ da, mụn nước, rịn nước, hoặc da khô, dày sừng, bong vảy và ngứa.

Các dấu hiệu bệnh chàm thường gặp.

Nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp, do nội và ngoại sinh. Về mô học Eczema có hiện tượng xốp bào (Spongiosis) biểu hiện bằng hình ảnh mụn nước nhỏ li ti trên nền ban đỏ với các triệu chứng ngứa ngáy khiến người bệnh khó chịu. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt, giao tiếp, nó không lây từ người sang người.

Thuật ngữ Eczema có nguồn gốc tiếng Hy Lạp Eczeo (tổn thương do mụn nước), được y văn thế giới cho hay, có từ thế kỷ thứ 2 TCN với sự hiểu biết là do rối loạn một số yếu tố ở ngay trong cơ thể. Những tổn thương da mà bệnh chàm gây ra thường đa dạng, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển và thể bệnh.

Trong đó, đặc trưng điển hình của bệnh là xuất hiện trên da và ở mọi lứa tuổi. Theo nhiều nghiên cứu, tuy chưa biết thủ phạm chính xác nhưng nguyên nhân hình thành bệnh có thể liên quan đến các kháng thể gia tăng trong huyết tương (IgE) và các tế bào lympho.

Bệnh chàm được chia thành 4 giai đoạn quan trọng là giai đoạn hồng ban (da bị đỏ), giai đoạn nổi mụn nước (tiết dịch), giai đoạn da khô, bong vảy và giai đoạn liken hóa (hằn cổ trâu). Ở mỗi giai đoạn thường có các dấu hiệu phân biệt khác nhau, nhưng đặc thù chung là ngứa ngáy, dai dẳng và thường tái phát, đan xen các dấu hiệu thuyên giảm và bùng phát.

Căng thẳng có thể gây bùng phát chàm

Căng thẳng, mệt mỏi, áp lực kéo dài gây rối loạn hệ miễn dịch, dẫn đến các phản ứng quá mẫn và gây ra bệnh chàm.

Nguyên nhân gây bệnh chàm rất đa dạng, gồm cả nội sinh lẫn ngoại sinh. Về nội sinh có rối loạn thần kinh như căng thẳng, mệt mỏi, áp lực kéo dài gây rối loạn hệ miễn dịch, dẫn đến các phản ứng quá mẫn và gây ra bệnh chàm. Do rối loạn hormone, nhất là ở phụ nữ khi bị rối loạn nội tiết tố nữ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt, khả năng sinh sản ở nữ giới. Ngoài ra, nó còn tác động ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, sản sinh các tế bào lympho gây bùng phát bệnh, do rối loạn các chức năng nội tạng …

Nguyên nhân ngoại sinh gồm mắc một số bệnh ngoài da như viêm da, nấm, ghẻ, tiếp xúc môi chất gây bệnh, khói bụi ô nhiễm, xà phòng có chất tẩy rửa cao, hóa chất độc hại, côn trùng mang nọc độc, ánh sáng mặt trời, thực phẩm…

Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng bệnh kéo dài, hay tái phát kèm theo triệu chứng ngứa ngáy, dày sừng, thâm gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, tác động tâm lý, thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống.

Nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ gây ra các biến chứng ảnh hưởng nặng nề như sau chàm bội nhiễm do nhiễm trùng làm điều trị bệnh khó khăn hơn, đỏ da toàn thân. Gia tăng bệnh đồng hành chàm như tiêu chảy, viêm tai giữa (trẻ sơ sinh), đục thủy tinh thể, viêm kết mạc xuất hiện ở trẻ em), hen suyễn, sốt cỏ khô (xuất hiện ở người trưởng thành). Ảnh hưởng đến sự phát triển, nếu ở trẻ nhỏ sẽ làm trẻ chậm lớn, khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

Giải pháp điều trị và phòng ngừa

Do nguyên nhân chưa rõ nên hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị. Giải pháp hiện tại chỉ mang tính tình thế, trị các triệu chứng là chính. Người bệnh cũng không nên quá lo lắng, nếu áp dụng phương pháp điều trị đúng, tuân thủ các chỉ định của bác sĩ cũng như kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và chăm sóc da đúng cách sẽ kiểm soát được bệnh, đồng thời ngăn ngừa tái phát.

Điều trị bằng thuốc kháng viêm để kiểm soát được các triệu chứng của bệnh nhanh chóng, hạn chế tình trạng bội nhiễm. Các loại thuốc mỡ, kem dưỡng ẩm giúp chống khô da, hạn chế tình trạng bong tróc da, cấp ẩm cần thiết cho da.

Các thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid có tác dụng chính giảm ngứa, kháng viêm; kháng Histamin để giảm ngứa ngáy; thuốc ức chế Calcineurin tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch giúp ngăn bệnh bùng phát.

Đối với các trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm thuốc uống chứa corticoid hoặc thuốc tiêm. Hiện có thêm liệu pháp dùng thuốc tiêm sinh học Dupilumab, liệu pháp ánh sáng, dùng tia UV chiếu trực tiếp lên da, giúp làm lành các vết thương do bệnh gây ra, giúp da phục hồi nhanh chóng.

Về phòng ngừa nên vệ sinh da sạch sẽ, sử dụng kem dưỡng ẩm và kem chống nắng mỗi ngày để bảo vệ làn da tránh khỏi các tác nhân gây hại. Người bị chàm nên chú ý lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp, có nồng độ pH phù hợp da, tránh các sản phẩm có tính kiềm, các chất tẩy rửa cao. Thực hiện lối sống lành mạnh, hạn chế căng thẳng trong thời gian dài, rối loạn nội tiết tố và suy giảm thể chất.

Tags: BS. Trần Hạnh Vydấu hiệu bệnh chàm
Previous Post

Sang thương dạng cước (Chilblain-like) có các đặc điểm loại I liên quan đến corona virus

Next Post

Covid – 19 có thể gây phát ban và sưng tấy, không có nghĩa bạn bị ‘dị ứng’.

Related Posts

No Content Available
Load More
Next Post

Covid - 19 có thể gây phát ban và sưng tấy, không có nghĩa bạn bị ‘dị ứng’.

Bài xem nhiều

Tổng hợp tin Y tế

U máu (Bớt mạch máu) có cần điều trị không – BS.CKI Dương Phương Chi – HTV9

by vuong
21/05/2025
0

https://www.youtube.com/watch?v=oLO8CEDCqKU 🔥🔥🔥U MÁU (BỚT MẠCH MÁU) CÓ CẦN ĐIỀU TRỊ KHÔNG? - HTV9 - BS.CKI Dương Phương Chi 🌞🌞🌞 Chương...

Read more

U máu (Bớt mạch máu) có cần điều trị không – BS.CKI Dương Phương Chi – HTV9

Điều trị sẹo lõm, lỗ chân lông to bằng laser – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Triệt lông bằng laser hoặc ánh sáng – BS.CKI Trần Hạnh Vy – HTV9

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status