• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Covid – 19 có thể gây phát ban và sưng tấy, không có nghĩa bạn bị ‘dị ứng’.

BS. Nguyễn Thị Thùy Trang

Vào đầu tháng này, khi Morgan McElroy đột nhiên không còn khứu giác và vị giác, cô ấy vô cùng lo lắng. Mẹ của cô, người mà cô sống cùng ở Dayton, Ohio, gần đây đã bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của Covid – 19, căn bệnh do coronavirus mới gây ra và McElroy (hiện đang 20 tuổi) cho rằng cô cũng đã bị nhiễm bệnh.

Xem thêm

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 14

Các công nghệ đột phá trong điều trị da liễu – thẩm mỹ

Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?

Học viện Da liễu Hoa Kỳ công bố cập nhật hướng dẫn chăm sóc mụn trứng cá

Tuy nhiên, điều mà McElroy không ngờ tới là cô phải nhập viện cấp cứu một ngày sau đó với triệu chứng sưng tấy và nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, lan rộng khắp cơ thể.

“Tôi dị ứng với Covid”, McElroy cho biết trong một video do cô chia sẻ. Trải nghiệm của cô đã được xem hơn 4,6 triệu lần.

Nhưng trong khi các triệu chứng của cô ấy trông giống như một phản ứng dị ứng, các chuyên gia nói rằng khả năng McElroy đã phát triển một triệu chứng dị ứng thực sự với chủng coronavirus mới là “rất khó xảy ra”.

“Cô ấy không bị dị ứng với Covid”, Purvi Parikh cho biết, một nhà dị ứng học và nhà miễn dịch học của Mạng lưới Dị ứng và Hen suyễn, người đã thấy một số bệnh nhân Covid báo cáo phản ứng tương tự. Phát ban là “hậu quả thường gặp của virus và thường lành tính”, Parikh nói thêm. “Dị ứng thực tế có thể đe dọa đến tính mạng… Sẽ là sai lầm khi bạn cho rằng bạn có thể bị dị ứng với virus.”

Thay vào đó, các triệu chứng của McElroy nhiều khả năng là sản phẩm phụ của hệ thống miễn dịch của cô ấy chống lại coronavirus, David Stukus, thành viên của đội phản ứng nhanh Covid-19 thuộc Học viện Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ cho biết.

Ông nói: “Chúng tôi biết rằng bệnh Covid – 19 thực sự có thể là một căn bệnh hệ thống đối với nhiều người. Khi nói đến Covid-19, bất kì thứ gì và tất cả mọi thứ đều có thể xảy ra.” Stukus cho biết thêm: “Virus và các bệnh nhiễm trùng khác là những tác nhân phổ biến gây ra các đợt phát ban và sưng tấy, ngứa, nhưng nó rất khác so với phản ứng dị ứng và phản vệ.”

Có những bệnh nhân nhiễm Covid-19 nhẹ sưng tấy, chuyển đỏ, cảm giác nóng rát hoặc ngứa ngáy.

McElroy nói với tờ Washington Post rằng cô bắt đầu có cảm giác có điều gì đó không ổn khi thức dậy vào ngày 3 tháng 12 với cảm giác ngứa bất thường bên trong miệng. Cô bế Benadryl và nằm ngủ trưa. Nhưng khi McElroy thức dậy vài giờ sau đó, những gì cô nhìn thấy trong gương phòng tắm đã khiến cô phải chạy đi tìm mẹ.

McElroy cho biết: “Khuôn mặt của tôi đã hoàn toàn bị sưng đến mức tối đa. “Tôi lập tức đi vào trạng thái hoảng sợ.” Cô ấy lưu ý rằng cũng cảm thấy cổ họng bị sưng tấy, điều này đã khiến mẹ cô ấy phải gọi 911.

Vào thời điểm xe cấp cứu đến, McElroy cho biết, các triệu chứng của cô đã trở nên tồi tệ hơn. “Nó trở nên rất tệ và đôi môi của tôi căng tức dữ dội. Mọi thứ trở nên sưng vù.”

Tại bệnh viện, McElroy cho biết, cô đã được tiêm hai liều steroid qua đường tĩnh mạch và truyền dung dịch Benadryl. Ngoài vết sưng tấy, phần lớn cơ thể cô còn nổi những nốt đỏ ngứa.

“Họ hỏi tôi những câu hỏi như “Bạn có đang sử dụng bột giặt mới không? Bạn có ăn gì mới không?” ”McElroy nhớ lại. “Tôi đã bị cách ly hơn một tuần rồi. Tôi không làm gì hay thử bất cứ gì mới. Tình trạng này giống như chỉ xuất hiện từ hư không.”

Sau khoảng hai giờ tại bệnh viện, McElroy được đưa về nhà với một đơn thuốc Prednisone có tác dụng chống viêm và lời giải thích cho những gì đã xảy ra khiến cô có nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời. Cô nói “Tôi nghĩ nó liên quan đến covid “. “Nhưng đó là tất cả những lời giải thích mà họ đã có.”

Panagis Galiatsatos, phó giáo sư y khoa tại Johns Hopkins, cho biết phản ứng của McElroy là phản ứng dị ứng đơn giản hóa quá mức các phản ứng phức tạp của hệ thống miễn dịch. Là một bác sĩ chuyên khoa hô hấp và thường xuyên làm việc với bệnh nhân covid cô cho biết: “Nó chỉ có nghĩa là hệ thống miễn dịch của cô ấy chống đối covid, không khác biệt gì hệ thống miễn dịch của mọi người khác.”

Parikh nói thêm, phát ban và sưng tấy do nhiễm trùng thường thấy nhất ở trẻ nhỏ, đó có thể là lý do tại sao “nó khiến người lớn hoảng sợ hơn một chút” khi nó xảy ra với họ. Tuy nhiên, Parikh nhấn mạnh rằng thường không cần phải hốt hoảng như vậy.

Cô nói các triệu chứng giống như dị ứng có lẽ là kết quả của việc hệ thống miễn dịch của một người trở nên “hoạt động quá mức trong nhiệm vụ loại bỏ nhiễm trùng”.

Parikh lưu ý, phản ứng này không được cho là có liên quan đến các loại phát ban khác do coronavirus gây ra, bao gồm cả các mảng giống như tê, mất cảm giác bất thường đã được quan sát thấy trên ngón chân và đôi khi ngón tay của mọi người. Những gì McElroy mô tả trong video “giống với những gì chúng ta thấy với virus nói chung”, Parikh nói.

Một giả thuyết cho rằng hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức có thể gây ra giải phóng histamine, tương tự như những gì xảy ra khi cơ thể gặp phải chất gây dị ứng. Parikh nói: “Loại virus này đã bắt chước một loại bệnh dị ứng”.

McElroy, khi hầu như đã hết các triệu chứng, đã đăng một video thứ hai lên mạng và nói rằng cô ấy biết mình không thực sự bị dị ứng với covid và việc giải phóng histamine do nhiễm trùng là nguyên nhân có thể xảy ra hơn đối với các triệu chứng của cô ấy.

Stukus nói, có thể trong các trường hợp phản ứng liên quan, rằng virus đang “chỉ ra rằng một số người có khuynh hướng nổi mề đay và sưng tấy.” Ví dụ, nhiều người bị dị ứng môi trường, thực phẩm hoặc các thứ khác thì luôn có các tế bào dị ứng “thực sự tốt trong việc giải phóng hóa chất histamine này.”

Ông nói: “Khi họ bị bệnh do nhiễm trùng và hệ thống miễn dịch của họ hoạt động quá mức để chống lại điều đó, hệ thống miễn dịch có thể kích hoạt các tế bào đó như một sản phẩm phụ.”

Parikh cho biết, ngoài việc virus gây ra các triệu chứng, các nguyên nhân tiềm ẩn khác có thể liên quan đến các yếu tố như uống rượu và tập thể dục với cường độ cao, có thể làm tăng lưu lượng máu và viêm nhiễm tạm thời trong cơ thể. Cô cho biết, dùng các loại thuốc thông thường như Advil và Motrin cũng có thể gây phát ban và sưng tấy, đặc biệt là khi kết hợp với virus.

Nếu mọi người lo lắng về việc coronavirus có thể ảnh hưởng đến họ như thế nào, Stukus khuyên họ nên “bình tĩnh và sử dụng các nguồn thông tin đáng tin cậy.”

Ông nói: “Chúng tôi có rất nhiều điều để học hỏi về tất cả các sắc thái liên quan đến bệnh nhiễm trùng này, và nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về sức khỏe cá nhân của mình, hãy luôn gọi cho bác sĩ của bạn trước.

Tags: BS Nguyễn Thị Thùy Trangcăn bệnh hệ thốngCovid - 19dị ứngphát bansưng mặt
Previous Post

Bệnh chàm: Triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

Next Post

Bác sĩ của bạn: Nguyên nhân gây bỏng và cách xử trí

Related Posts

Bệnh Da Liễu

Khi mỹ phẩm cũng có thể gây ung thư

by Quý
28/10/2022
0

Nhiều người cho rằng dầu gội, sữa tắm, các sản phẩm chăm sóc da, trang điểm... sử dụng ngoài da,...

Read more

Xài thuốc nhuộm tóc không nguồn gốc, tróc da đầu như chơi

18/08/2022

Mối liên quan giữa rối loạn dị ứng và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), tự kỷ ở trẻ thời thơ ấu

13/07/2022

Nghiên cứu xác định các chất tạo mùi hương gây dị ứng phổ biến nhất

09/07/2022
Load More
Next Post

Bác sĩ của bạn: Nguyên nhân gây bỏng và cách xử trí

Bài xem nhiều

Đào tạo

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

by vuong
23/04/2025
0

Kính thưa Quý đồng nghiệp, Ngày nay, các vấn đề liên quan đến rụng tóc đang trở thành mối quan...

Read more

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Điều trị nám da, tàn nhang, đồi mồi bằng công nghệ cao – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Công nghệ Pico laser điều trị nám, tàn nhang, xóa xăm…liệu có hiệu quả – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status