• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Bệnh nhân rụng tóc từng vùng nặng không tái mọc tóc có thể đáp ứng với tăng liều Baricitinib

ThS.BS Lê Minh Châu

Theo kết quả được nghiên cứu gần đây, các bệnh nhân có rụng tóc từng vùng nặng không đáp ứng mọc tóc với thuốc ức chế chọn lọc Janus kinase 1/2 đường uống (baricitinib) liều 2mg có thể đáp ứng nếu tăng liều lên 4mg.

Trong thử nghiệm tiền pha 3 BRAVE-AA1 và BRAVE-AA2 trên các bệnh nhân trưởng thành có điểm đánh giá theo Công cụ Phân độ nặng của rụng tóc (Severity of Alopecia Tool_SALT) từ 50 trở lên, baricitinib với liều 2mg và 4mg hiệu quả hơn giả dược trong việc kích thích tái mọc tóc da đầu sau 36 tuần.

Xem thêm

Điều trị nám da, tàn nhang, đồi mồi bằng công nghệ cao – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 14

Các công nghệ đột phá trong điều trị da liễu – thẩm mỹ

Bệnh Gai Đen – Bác sĩ của bạn – HTV9

Trong các nghiên cứu trước, ở cả tuần 36 và 52, các bệnh nhân đều ghi nhận rằng khi dùng baricitinib 4mg tóc mọc nhiều hơn khi dùng liều 2mg. Nhóm bệnh nhân có điểm SALT cao (50-94) phản hồi tốt hơn nhóm có điểm SALT rất cao (95-100).

Nghiên cứu mới nhất được thực hiện bởi bác sĩ Justin M. Ko từ Khoa Da liễu, trường Y, Đại học Stanford.
Ko và các cộng sự tiến hành nghiên cứu để xem rằng các bệnh nhân dùng liều 2mg baricitinib nhưng không thể giảm điểm SALT xuống mức dưới 20 sau 52 tuần điều trị có thể đáp ứng khi tăng liều lên 4mg  hay không và độ nặng của bệnh cũng như thời gian diễn tiến bệnh có ảnh hưởng đến đáp ứng khi tăng liều hay không?

Các nhà nghiên cứu thực hiện thử nghiệm lâm sàng pha 3, đa trung tâm, ngẫu nhiên với tên là BRAVE-AA1 vào tháng 9/2018 và BRAVE-AA2 vào tháng 7/2019 và theo dõi bệnh nhân 200 tuần sau đó. 2 nghiên cứu kết thúc lần lượt vào ngày 11/11/2021 và 5/11/2021.

Đội ngũ nghiên cứu phân tích đánh giá dữ liệu cho đến tuần thứ 76 với dữ liệu ban đầu là 1200 bệnh nhân trưởng thành có rụng tóc nặng (điểm SALT≥50). Các bệnh nhân được chia nhóm ngẫu nhiên để dùng baricitinin liều 4mg, 2mg và giả dược với tỉ lệ bệnh nhân trong 3 nhóm là 3:2:2.

Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân rụng tóc từng vùng nặng có thể cải thiện khi dùng liều baricitinib 4mg. Ảnh minh họa

Các bệnh nhân sẽ dùng baricitinib tới tuần thứ 52 và các bệnh nhân vẫn có điểm SALT trên 20 ở tuần thứ 52 với liều 2mg sẽ được cho là bệnh nhân không đáp ứng.

Các tác giả quan tâm chủ yếu đến tỉ lệ người tham gia nghiên cứu đạt điểm SALT thấp hơn 20. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng muốn đánh giá tình trạng mất lông mi và lông mày.

Bệnh nhân rụng tóc từng vùng nặng đáp ứng tốt khi tăng liều điều trị baricitinib

Cụ thể, các nhà nghiên cứu thực hiện đánh giá cho đến tuần 76 bằng cách như sau: cho điểm 0 hoặc 1 khi tóc mọc lại toàn bộ hay còn những khoảng trống nhỏ, 2 điểm hoặc hơn nếu khoảng cách giữa các chân tóc rộng hay không thấy mọc tóc.

Sau 52 tuần điều trị, các tác giả báo cáo rằng trong 340 bệnh nhân tham gia (tuổi trung bình là 38,4 và 62,4% là phụ nữ) uống baricitinib với liều 2mg, 62,4% trong số này điểm SALT cao hơn 20. Nhóm này tăng liều lên 4mg.

Ở nhóm này, nhóm nghiên cứu ghi nhận rằng 67% bệnh nhân có điểm SALT ban đầu rất cao (từ 95 – 100). Và ở tuần thứ 76, các tác giả thấy rằng có 25,9% bệnh nhân nhóm này có điểm SALT dưới 20.

Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận đáp ứng lâm sàng là 0 hay 1 tăng ở lông mày (từ 19,3% lên 37,9%) và ở lông mi (từ 24,1% lên 40,9%).

Nhìn chung, các tác giả cho thấy rằng có nghiên cứu thực hiện trên các bệnh nhân rụng tóc từng vùng nặng, nhưng ¼ số đó đã có cải thiện rõ rệt ở tuần thứ 76.

Các tác giả kết luận rằng “Các dữ liệu từ nghiên cứu được đưa ra để các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cân nhắc khi tư vấn kết quả điều trị cho bệnh nhân cũng như lợi ích của việc tăng liều. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy vài bệnh nhân cần dùng liều baricitinib 4mg để đạt được hiệu quả tối ưu nên các bác sĩ có thể cân nhắc tăng liều khi bệnh nhân không đáp ứng với liều 2mg.”

Nguồn: https://www.hcplive.com/view/severe-alopecia-areata-patients-without-regrowth-scalp-hair-benefit-from-dose-increase-of-baricitinib

Tags: baricitinibrụng tóc từng vùngThS.BS Lê Minh Châu
Previous Post

Các bệnh tự miễn đồng mắc thường gặp ở bệnh nhân bạch biến

Next Post

Bất thường mao mạch vùng nếp gấp móng tay có thể là dấu hiệu sớm của bệnh viêm xương – khớp sinh mủ

Related Posts

Bệnh da dị ứng - miễn dịch

Bác sĩ chỉ cách chăm sóc da nhạy cảm khi trời trở lạnh

by Quý
28/12/2023
0

Trong thời tiết giao mùa chuyển lạnh, nhiều người gặp phải các bệnh lý về da như khô da, da...

Read more

Da mặt dầu nhờn có nên massage?

25/12/2023

Những bệnh về da dễ gặp khi giao mùa

21/12/2023

VTV9: Tai biến da

06/12/2023
Load More
Next Post

Bất thường mao mạch vùng nếp gấp móng tay có thể là dấu hiệu sớm của bệnh viêm xương - khớp sinh mủ

Bài xem nhiều

Đào tạo

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

by vuong
23/04/2025
0

Kính thưa Quý đồng nghiệp, Ngày nay, các vấn đề liên quan đến rụng tóc đang trở thành mối quan...

Read more

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Điều trị nám da, tàn nhang, đồi mồi bằng công nghệ cao – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Công nghệ Pico laser điều trị nám, tàn nhang, xóa xăm…liệu có hiệu quả – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status