• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Các thuốc kháng nấm tại chỗ trong viêm da cơ địa: Chưa được khẳng định hiệu quả?

ThS.BS Trần Ngọc Khánh Nam

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Các nhà nghiên cứu đã báo cáo trong một bài đăng trên tạp chí Liệu pháp Da liễu rằng hiệu quả và tính an toàn của các thuốc kháng nấm tại chỗ trong điều trị bệnh nhân viêm da cơ địa chưa thể được đánh giá chính xác vì cần có các nghiên cứu thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên (RCTs) cỡ lớn và chất lượng cao.

Xem thêm

Chữa bệnh theo “mẹo”, mang sẹo

Trẻ hóa vùng quanh mắt: Đánh giá toàn diện và lựa chọn sản phẩm phù hợp là chìa khóa của sự hiệu quả

Làm sao khử thâm môi an toàn?

Cách chăm sóc da sau thủ thuật laser

Phân tích meta tìm cách để đánh giá tính an toàn và hiệu quả của các thuốc kháng nấm tại chỗ đối với viêm da cơ địa và cung cấp các bằng chứng đáng tin cậy cho thực hành lâm sàng. Các nhà điều tra đã tiến hành tìm kiếm nhiều cơ sở dữ liệu để tìm các nghiên cứu có liên quan được xuất bản bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh trước 27 tháng 5 năm 2021.

Tổng cộng 9 RCTs với 785 bệnh nhân, 4 bài báo cáo tiếng Trung và 5 báo cáo tiếng Anh. Các nghiên cứu được chia thành 3 nhóm: thuốc kháng nấm tại chỗ so với giả dược, thuốc kháng nấm tại chỗ so với glucocorticoids tại chỗ so với glucocorticoids tại chỗ.

Đối với thuốc kháng nấm tại chỗ so với giả dược, một trong hai nghiên cứu cho thấy sertaconazole 2% có liên quan tới việc giảm rõ rệt chỉ số điểm viêm da cơ địa (SCORAD) ở bệnh nhân viêm da cơ địa nhẹ đến trung bình hơn so với giả dược, mặc dù sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (khác biệt trung bình = -3,70: CI95% từ -9,65 đến 2.25; p>0,05).

Một nghiên cứu khác được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về điểm IGA (Investigator Global Assessment) giữa các thuốc kháng nấm tại chỗ và nhóm giả dược có ý nghĩa thống kê sau khi điều trị bằng kem ciclopirox 1% (p=0,04). Dựa  trên một nghiên cứu, không quan sát thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về phản ứng bất lợi giữa hai nhóm điều trị.

Về thuốc kháng nấm tại chỗ so với glucocorticoids tại chỗ, bốn nghiên cứu trong nhóm này đã chứng minh rằng tỷ lệ hiệu quả của thuốc chống nấm tại chỗ cao hơn đáng kể so với glucocorticoids tại chỗ (RR=1,39; CI 95% từ 1,12 đến 1,72; Z=3,01; p=0,003).

Dựa trên 1 nghiên cứu, chỉ số SCORAD và Eczema Area and Severity Index (EASI) sau điều trị có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng (đối với chỉ số SCORAD: khác biệt trung bình=-3,2; CI95% từ -4,33 đến -2,07; p<0,001; với EASI: khác biệt trung bình = -1,60; CI95% từ -2,26 đến -0,94; p<0,001). Trong hai nghiên cứu báo cáo các phản ứng bất lợi, không quan sát thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Đối với thuốc kháng nấm tại chỗ cộng với glucocorticoids tại chỗ so với glucocorticoids tại chỗ, hai trong ba nghiên cứu đã báo cáo tỷ lệ hiệu quả. Tỷ lệ hiệu quả kết hợp của thuốc kháng nấm tại chỗ cộng với glucocorticoids tại chỗ cao hơn so với so với glucocorticoids tại chỗ và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (RR=1,18; CI95% từ 1,07 đến 1,30; Z=3,25; p=0,001).

Trong một nghiên cứu, những người tham gia được điều trị bằng kem hydrocortisone 1% cộng với kem miconazole và dầu gội ketoconazole hoặc bằng kem hydrocortisone 1%.

Đối với nhóm thực nghiệm và đối chứng chỉ số SCORAD sau điều trị thấp hơn so với trước điều trị (p<0,001) mặc dù sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. Kết quả tổng hợp của ba nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về phản ứng bất lợi không có ý nghĩa thống kê (RR=2,04; CI95% từ 0,53 đến 7,86; p>0,05).

Trong số những hạn chế của phân tích meta, chỉ chín nghiên cứu được đưa vào và hầu hết đều có cỡ mẫu nhỏ. Ngoài ra, một số nhóm chỉ định điều trị chỉ bao gồm một nghiên cứu và một số nghiên cứu không báo cáo mức độ nặng trên lâm sàng hoặc đặc điểm vị trí sang thương của bệnh nhân viêm da cơ địa. Hơn nữa, sự không đồng nhất rõ ràng trong triệu chứng lâm sàng đã được tìm thấy.

“Bởi vì hầu hết các RCT trong phân tích tổng hợp này có chất lượng thấp, dữ liệu không đầy đủ và sử dụng các biện pháp can thiệp và kiểm soát chưa được xác minh qua nhiều nghiên cứu, tính an toàn và hiệu quả của thuốc kháng nấm tại chỗ trong điều trị bệnh nhân viêm da cơ địa không thể được đánh giá chính xác” các tác giả nghiên cứu cho biết.

Tags: ThS. BS. Trần Ngọc Khánh Namthuốc kháng nấmviêm da cơ địa
Share348SendSend
Previous Post

Hội chứng móng tay vàng gây giãn phế quản, viêm xoang mạn

Next Post

Nghiên cứu xác định mối liên quan hai chiều giữa xơ cứng hệ thống và bạch biến

Related Posts

Bệnh Da Liễu

Rạn da thai kỳ

by Quý
04/09/2023
0

80-90% phụ nữ mang thai bị rạn da, đặc biệt trong các tuần cuối của thai kỳ khi kích thước...

Read more

Liệu pháp kháng vảy nến toàn thân làm giảm bệnh tim mạch – mạch máu não cho bệnh nhân vảy nến

29/08/2023

Một số yếu tố liên quan đến thất bại nhiều thuốc sinh học ở bệnh nhân vảy nến

29/08/2023

Điểm mới trong phương pháp điều trị miễn dịch ở bệnh vảy nến trên đa chuyên khoa

16/08/2023
Load More
Next Post

Nghiên cứu xác định mối liên quan hai chiều giữa xơ cứng hệ thống và bạch biến

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Chữa bệnh theo “mẹo”, mang sẹo

by Quý
25/09/2023
0

Dù đã được cảnh báo nhiều lần, không ít người vẫn nghe lời truyền miệng, tự chữa bệnh theo lối...

Read more

Chữa bệnh theo “mẹo”, mang sẹo

Trẻ hóa vùng quanh mắt: Đánh giá toàn diện và lựa chọn sản phẩm phù hợp là chìa khóa của sự hiệu quả

Làm sao khử thâm môi an toàn?

Cách chăm sóc da sau thủ thuật laser

Laser ND:YAG xung dài hiệu quả trong điều trị mụn cóc phẳng

Điều trị đốm nâu, tàn nhang bằng phối hợp Laser Picosecond

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2023 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2023 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status