• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Nghiên cứu xác định mối liên quan hai chiều giữa xơ cứng hệ thống và bạch biến

ThS.BS Trần Ngọc Khánh Nam

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Một nghiên cứu mới đây về đăng trên tạp chí da liễu Úc đã xác định được mối liên quan hai chiều giữa bạch biến và xơ cứng hệ thống.

Xem thêm

Lạm dụng tẩy tế bào chết – Tưởng lợi nhưng hại không tưởng!

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bệnh sinh của bạch biến có nhiều yếu tố bao gồm các đáp ứng tự miễn qua trung gian tế bào T, nhạy cảm gene và các nhạy cảm gene di truyền, và bệnh nhân với tình trạng da được báo cáo có tăng nguy cơ của các bệnh đồng mắc tự miễn.

Mặc dù thực tế là sự tồn tại đồng thời của xơ cứng hệ thống và bạch biến đã được báo cáo từ trước, vẫn chưa có nghiên cứu chuyên sâu về mối liên hệ dịch tễ học giữa cả hai tình trạng này. Đây là lý do tại sao nghiên cứu được dẫn đầu bởi Tiến sĩ Khalaf Kridin, đơn vị phòng thí nghiệm nghiên cứu da liễu của trung tâm y tế Baruch Padeh.

Kirin và các đồng nghiệp cho biết có một mối liên quan hai chiều mạnh mẽ tồn tại giữa bệnh bạch biến và xơ cứng hệ thống. Thông tin này rất có giá trị đối với các bác sĩ quản lý những bệnh nhân mắc cả hai bệnh bạch biến và xơ cứng hệ thống có thể được theo dõi các bệnh đi kèm về tim mạch và chuyển hoá.

Các nhà điều tra đã dùng nghiên cứu dựa trên dân số được thiết kế để so sánh nhóm bệnh nhân bạch biến của nghiên cứu (n = 20,851) với các đối tương kiểm soát phù hợp với giới tính, độ tuổi và dân tộc (n = 102.475). Những người tham gia nghiên cứu sẽ được so sánh về cả tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ mắc xơ cứng hệ thống đã có từ trước.

Tổng cộng đã có 123.326 người tham gia nghiên cứu, 20.851 người được báo cáo là bệnh nhân bạch biến. Tuổi trung bình (SD) tại thời điểm chẩn đoán bệnh bạch biến được báo cáo là 34,7 (22,4) tuổi và 50,7% (10.570) bệnh nhân là nữ.

Kết quả các nhà điều tra đã phát hiện ra trong nghiên cứu của họ rằng bệnh nhân bạch biến có khả năng mắc xơ cứng hệ thống cao gấp 5,4 lần với nguy cơ cao hơn ở nhóm bệnh nhân nữ và bệnh nhân trẻ tuổi. Những bệnh nhân đã mắc xơ cứng hệ thống từ trước sau đó được phát hiện có nguy cơ mắc bệnh bạch biến cao hơn gấp đôi.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng “những người mắc bệnh bạch biến và đồng mắc với xơ cứng hệ thống đều lớn tuổi hơn, thường là nữ và nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ, tăng lipid máu và tăng huyết áp đều cao hơn.

Nhóm nghiên cứu cũng lưu ý rằng cơ chế làm cơ sở cho sự cùng tồn tại của xơ cứng hệ thống và bạch biến chưa được phác hoạ rõ ràng, mặc dù họ chỉ ra một số giả thuyết tiềm năng giải thích cho điều này. Nhìn chung, nghiên cứu hoạt động như một bước tiến vào một thế giới hiểu biết rộng lớn hơn về mối quan hệ giữa các tình trạng.

Tóm lại, một mối liên quan hai chiều quan trọng đã được xác nhận giữa bệnh bạch biến và xơ cứng hệ thống trong nghiên cứu dựa trên dân số hiện tại. Nói một cách chi tiết, những bệnh nhân mắc bệnh bạch biến có nguy cơ phát triển xơ cứng hệ thống cao gấp 5 lần, trong khi chẩn đoán xơ cứng hệ thống từ trước làm dễ cho các cá nhân mắc bệnh bạch biến sau đó.

Tags: bạch biếnThS. BS. Trần Ngọc Khánh Namxơ cứng hệ thống
Share348SendSend
Previous Post

Các thuốc kháng nấm tại chỗ trong viêm da cơ địa: Chưa được khẳng định hiệu quả?

Next Post

Công nghệ xung tối ưu tiên tiến trong điều trị trứng cá đỏ

Related Posts

Chăm sóc da

Cẩn trọng khi tẩy, lột trắng da cấp tốc tại nhà

by Quý
12/01/2023
0

Chị Loan 43 tuổi, nhập viện trong tình trạng da đỏ, ngứa, sưng phù mắt do tẩy trắng da cấp...

Read more

Bằng chứng: Chuyển đổi các thuốc sinh học tương tự (biosimilar) là an toàn và hiệu quả trong điều trị vẩy nến

30/12/2022

Thuốc 5-Fluorouracil thoa: Liệu pháp điều trị bạch biến đầy hứa hẹn

24/11/2022

Các thuốc kháng nấm tại chỗ trong viêm da cơ địa: Chưa được khẳng định hiệu quả?

21/11/2022
Load More
Next Post

Công nghệ xung tối ưu tiên tiến trong điều trị trứng cá đỏ

Bài xem nhiều

Bệnh Da Liễu

Lạm dụng tẩy tế bào chết – Tưởng lợi nhưng hại không tưởng!

by Quý
29/03/2023
0

Tẩy tế bào chết, hay tẩy da chết, là một bước cần thiết để dưỡng da. Tuy nhiên nếu tẩy...

Read more

Lạm dụng tẩy tế bào chết – Tưởng lợi nhưng hại không tưởng!

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM