• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Hydroxocobalamin có thể cải thiện các triệu chứng bệnh trứng cá đỏ

ThS.BS. Nguyễn Phương Thảo

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Theo những kết quả ghi nhận từ một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Da liễu Thẩm mỹ và Lâm sàng, tiêm bắp Hydroxocobalamin có thể cải thiện ngay lập tức các triệu chứng đỏ da mặt liên quan đến bệnh trứng cá đỏ.

Xem thêm

Kết hợp baricitinib và corticosteroid tại chỗ trong điều trị viêm da cơ địa

Bác sĩ của bạn: Viêm quầng là bệnh gì?

Lành thương

Con người vẫn còn gene tạo nên bộ lông cho toàn cơ thể

Các nhà nghiên cứu báo cáo những phát hiện rút ra từ 13 bệnh nhân mắc bệnh trứng cá đỏ được điều trị với Hydroxocobalamin, một chất có tác dụng loại bỏ nitric oxide, để điều trị chứng đỏ mặt dai dẳng.

Ảnh minh họa

Nghiên cứu thực hiện trên 13 bệnh nhân, trong đó có 12 phụ nữ, đến khám tại một trung tâm da liễu ở Đài Loan, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2021. Những bệnh nhân này được tiêm bắp Hydroxocobalamin (1 hoặc 2 mg). Những bệnh nhân nào có cải thiện lâm sàng tốt sẽ được tiêm bổ sung thêm liều Hydroxocobalamin mỗi tuần trong 1 đến 3 tuần.

Thang điểm đánh giá mức độ đỏ da trên lâm sàng (CEA) được sử dụng để đánh giá độ nặng của triệu chứng: 0 (không có đỏ da), 1 (gần như không có đỏ da), 2 (nhẹ), 3 (trung bình), 4 (nặng).

Nhóm nghiên cứu có độ tuổi từ 20 đến 65 tuổi, với thời gian bệnh kéo dài từ 6 tháng đến 30 năm. Ở lần điều trị đầu tiên, có 11 bệnh nhân được dùng liều Hydroxocobalamin 1 mg, 2 người còn lại dùng liều Hydroxocobalamin 2 mg.

Trong số 13 bệnh nhân, 12 người có cải thiện lâm sàng đáng kể trong vòng 1 giờ sau khi tiêm. Mức CEA giảm đáng kể từ 2,2 ± 0,6 xuống 1,2 ± 0,4 (P <0,001). Trong số 12 bệnh nhân được ghi nhận nhiệt độ bề mặt da (SST), nhiệt độ của má phải và trái giảm từ 36,70C ± 0,680C xuống 36,20C ± 0,580C (P = 0,001) và từ 36,70C ± 0,760C đến 36,20C ± 0,660C (P = 0,001), tương ứng. Nếu kết hợp kết quả SST trên cả hai má, nhiệt độ giảm đáng kể từ 36,70C ± 0,700C xuống 36,20C ± 0,610C (P <0,001).

Sau buổi điều trị đầu tiên, 4 bệnh nhân đã mất dấu trong quá trình theo dõi. Nhóm còn lại gồm 8 bệnh nhân khác có cải thiện về mặt lâm sàng được tiêm thêm Hydroxocobalamin hàng tuần và cho thấy có sự cải thiện nhanh chóng, giảm hồng ban và triệu chứng đỏ bừng trên khuôn mặt kéo dài từ 2 đến 6 ngày.

Trong thời gian theo dõi từ 2 tuần đến 4 tháng, không có tác dụng phụ hoặc thay đổi huyết áp đáng kể nào được quan sát thấy.

Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng đây không phải là một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng và kết quả có thể có sự sai lệch do người đánh giá.

Các tác giả cũng cho biết “Trong loạt nghiên cứu nhỏ của chúng tôi, tiêm bắp Hydroxocobalamin đã cải thiện triệu chứng đỏ mặt của bệnh trứng cá đỏ một cách nhanh chóng với tác dụng phụ tối thiểu. Những kết quả này rất đáng khích lệ, nhưng cần có các nghiên cứu sâu hơn để xác định liều lượng tối ưu, hiệu quả của dạng uống, thời gian điều trị, hiệu quả điều trị lâu dài và các tác dụng phụ.”

Tags: Hydroxocobalaminmụn trứng cá đỏThS.BS Nguyễn Phương Thảo
Share348SendSend
Previous Post

Liệu Metformin có phù hợp trong dự phòng ung thư da khi thuốc này có thể gây hưng cảm?

Next Post

Bệnh nhân vảy nến trẻ tuổi, ít béo phì đáp ứng Guselkumab tốt hơn

Related Posts

Công tác & Điều trị

Bị biến chứng nghiêm trọng vì xăm môi ở cơ sở thiếu uy tín

by Quý
15/01/2023
0

Đi xăm môi ở cơ sở làm đẹp thiếu uy tín, một phụ nữ bị biến chứng nghiêm trọng. Ngày...

Read more

Alobacsi: Vui chơi thả ga, mụn thâm nổi ồ ạt sau Tết, bạn cần làm gì?

15/01/2023

Gene nhạy cảm với bệnh viêm da cơ địa

23/11/2022

Công nghệ xung tối ưu tiên tiến trong điều trị trứng cá đỏ

21/11/2022
Load More
Next Post

Bệnh nhân vảy nến trẻ tuổi, ít béo phì đáp ứng Guselkumab tốt hơn

Bài xem nhiều

Bệnh da dị ứng - miễn dịch

Kết hợp baricitinib và corticosteroid tại chỗ trong điều trị viêm da cơ địa

by Quý
07/02/2023
0

Theo kết quả nghiên cứu đăng trên Journal of the European Academy of Dermatology and Venereology, kết hợp baricitinib và...

Read more

Kết hợp baricitinib và corticosteroid tại chỗ trong điều trị viêm da cơ địa

Bác sĩ của bạn: Viêm quầng là bệnh gì?

Lành thương

Con người vẫn còn gene tạo nên bộ lông cho toàn cơ thể

Mỹ phẩm không rõ nguồn gốc có thể gây biến đổi gene, ảnh hưởng chức năng sinh sản

Phỏng da mặt, tổn thương da do đắp mặt nạ tự chế

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM