• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Nổi Mày Đay Khi Mang Thai & Sau Sinh CÓ NGUY HIỂM Không?

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Nổi mày đay, hay người dân gọi là nổi mề đay, là một tình trạng da rất thường gặp, tuy nhiên nó có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thai phụ và phụ nữ sau sinh.

Nổi mày đay khi mang thai có nguy hiểm không?

Rất khó để nói chính xác nổi mày đay khi mang thai có nguy hiểm hay không vì bên cạnh những trường hợp lành tính, mày đay có thể là một trong các dấu hiệu giúp chẩn đoán một số bệnh lý nguy hiểm như: Ứ mật trong gan, làm ảnh hưởng đến thai nhi hay tăng nguy cơ sinh non.

Xem thêm

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

VIÊM DA QUANH MÓNG LÀ BỆNH GÌ?

Nổi mày đay khi mang thai có nguy hiểm không
Mẹ bầu có thể bị nổi mày đay trong giai đoạn sau của thai kỳ

Nổi mày đay gây ngứa gãi nhiều, có thể gây trầy xước tạo những thương tổn da, là đường vào của vi trùng gây nên những viêm nhiễm làm ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi

Mẹ bầu bị nổi mày đay là một tình trạng da có thể gặp trong giai đoạn những tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân có thể hoàn toàn giống một người bình thường không có thai tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ gây mày đay cần lưu ý trên thai phụ như:

  • Thay đổi nội tiết tố: Khiến cơ thể dễ nhạy cảm với các dị nguyên trong môi trường
  • Tác dụng phụ của các thực phẩm chức năng: Mày đay có thể là nguyên nhân của việc tăng cường bổ sung các thuốc, thực phẩm chức năng trong thời gian mang thai
  • Chế độ dinh dưỡng không phù hợp, đặc biệt là tiêu thụ nhiều các món ăn dễ gây dị ứng có thể gây nổi mày đay
  • Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng…
  • Những nguyên nhân khác: Thay đổi thời tiết, sức đề kháng yếu, cơ địa dễ dị ứng do di truyền,…

Nổi mày đay sau sinh, nguyên nhân do đâu?

 

Nổi mày đay sau sinh, nguyên nhân do đâu?
Nổi mày đay sau sinh có thể đi kèm một số tình trạng sức khỏe nguy hiểm

Phụ nữ sau sinh có thể bị nổi mày đay với hai dạng thường gặp là:

  • Cấp tính: Lúc này, mẹ thường nổi sẩn phù, ngứa nhiều, mỗi đợt kéo dài vài giờ và có thể tái đi tái lại nhiều lần trong 6 tuần
  • Mạn tính: Kéo dài trên 6 tuần với những cơn ngứa dai dẳng, khó dứt

Sau sinh, cơ thể người phụ nữ một lần nữa có sự thay đổi lớn về nội tiết tố, suy giảm hệ miễn dịch dễ dẫn đến dị ứng, nổi mày đay.

Bên cạnh đó, nổi mày đay sau sinh còn có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:

  • Sự thay đổi trong chế độ ăn uống hàng ngày
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc chống viêm, huyết thanh…
  • Tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như hải sản, phấn hoa, lông động vật
  • Thay đổi thời tiết
  • Thường xuyên thức khuya, stress, côn trùng đốt…

Nổi mày đay sau sinh có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia da liễu, tuy rằng nổi mày đay sau sinh có thể không đe dọa tính mạng nhưng sẽ làm sản phụ khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và giấc ngủ. Trong khi đó, tình trạng mất ngủ triền miên do ngứa ngáy rất dễ gây mệt mỏi, dẫn đến stress, suy nhược cơ thể và trầm cảm.

Ngoài ra, bên cạnh biểu hiện mày đay trên da, niêm mạc, dị ứng có thể biểu hiện các tình trạng nặng hơn đe doạ tính mạng người bệnh như:

  • Co thắt thanh quản, khó thở
  • Tụt huyết áp
  • Sốc phản vệ

Tóm lại, không chỉ phụ nữ mang thai mà cả phụ nữ sau khi sinh đều cần lưu ý thăm khám bác sĩ ngay khi nổi mày đay, cũng như các dấu hiệu sức khỏe bất thường khác xuất hiện.

Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da

Tags: mẹ bầu bị nổi mày đaynổi mày đaynổi mày đay khi mang thainổi mày đay sau sinh
Share379SendSend
Previous Post

Viêm Da Mủ Ở Đầu Thường Xuất Hiện Vào Mùa Nắng Nóng, Ô Nhiễm

Next Post

CHỮA BỆNH ECZEMA BẰNG THUỐC NAM CẦN LƯU Ý GÌ?

Related Posts

Bệnh Da Liễu

Bệnh Viêm Da Cơ Địa KIÊNG ĂN GÌ và NÊN ĂN GÌ?

by Quý
25/04/2020
0

Bên cạnh việc tuân thủ điều trị của bác sĩ da liễu, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô...

Read more

Bệnh Nổi Mày Đay(Mề Đay), Nguyên Nhân Do Đâu & Triệu Chứng Của Bệnh

25/04/2020
Load More
Next Post

CHỮA BỆNH ECZEMA BẰNG THUỐC NAM CẦN LƯU Ý GÌ?

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

by Quý
27/03/2023
0

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phương Thảo, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y...

Read more

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM