• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

[Giải Đáp] Bệnh Viêm Da Cơ Địa CÓ LÂY KHÔNG?

Những vết cào gãi ban đầu có thể phát triển thành nhiễm trùng da

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Bệnh da liễu là một trong những nhóm bệnh rất dễ gặp, dễ lây và khó trị dứt điểm, do đó, rất nhiều người ngại tiếp xúc với người mắc bệnh về da. Vậy viêm da cơ địa có lây không?

Xem thêm

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

VIÊM DA QUANH MÓNG LÀ BỆNH GÌ?

Viêm da cơ địa có lây không?

Viêm da cơ địa có yếu tố di truyền nên không lây lan

Mặc dù khoa học vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây viêm da cơ địa nhưng may mắn rằng đây không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó, nó không có khả năng lây lan. Việc chăm sóc, tiếp xúc với người bệnh có thể thực hiện bình thường. Bệnh liên quan đến một số vấn đề cơ địa của người bệnh như cơ địa dị ứng, rối loạn hệ miễn dịch, rối loạn chức năng hàng rào bảo vệ da…

Ngoài ra, bệnh còn có yếu tố di truyền. Tỷ lệ mắc viêm da cơ địa ở trẻ có cả bố và mẹ mắc bệnh là 80%. Tỷ lệ này là 50 – 60% ở trẻ có chỉ bố hoặc mẹ mắc bệnh. Nếu người trong gia đình (không phải bố mẹ) có tiền sử bị viêm da cơ địa, tỷ lệ này dao động dưới 50%. Đối với trường hợp trẻ sinh đôi cùng trứng, nếu 1 trẻ mắc bệnh viêm da cơ địa, 77% trường hợp trẻ còn lại cũng mắc.

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Những vết cào gãi ban đầu do viêm da cơ địa có thể phát triển thành nhiễm trùng da

Bệnh viêm da cơ địa xuất hiện cùng các triệu chứng viêm da, ngứa rất khó chịu. Mặc dù bệnh không lây nhiễm nhưng viêm da cơ địa đem lại nhiều bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh.

Bên cạnh đó, các vết ngứa, mẩn đỏ, trầy xước do cào gãi ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp. Các triệu chứng có thể tái đi tái lại nhiều lần, lan rộng trên cơ thể khiến việc chữa trị gặp nhiều khó khăn, mất thời gian. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng da, bội nhiễm vi khuẩn. Do các triệu chứng của bệnh đem lại cảm giác ngứa, người bệnh thường có thói quen cào gãi. Việc dùng tay gãi làm tổn thương da tạo cửa ngõ cho vi khuẩn xâm nhập qua các vết thương hở gây bội nhiễm vi khuẩn.
  • Để lại sẹo: Tình trạng da khô, nứt nẻ, chảy máu sẽ để lại nhiều vết sẹo trên da của người bệnh.
  • Trường hợp các thương tổn da xuất hiện quanh vùng mắt có thể ảnh hưởng đến mắt như vi khuẩn dễ xâm nhập dẫn đến viêm kết mạc.
  • Trong một số trường hợp, bệnh đi kèm các biến chứng như suy hô hấp, hen suyễn, viêm mũi dị ứng…

Viêm da cơ địa có chữa khỏi được không?

Giữ vệ sinh cơ thể góp phần hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một bệnh lý có liên quan đến yếu tố di truyền, do đó, khó chữa khỏi dứt điểm. Các biện pháp điều trị chỉ nhằm giảm triệu chứng bệnh, cũng như ngăn ngừa biến chứng. Theo đó, người bệnh cần lưu ý:

  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Nên sử dụng các sản phẩm xà phòng hoặc sữa tắm không chứa chất tạo hương thơm, tắm nước ở nhiệt độ ấm vừa phải (không quá nóng cũng không quá lạnh)
  • Vệ sinh môi trường sống, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như hóa chất, lông thú, bụi bẩn…
  • Dưỡng ẩm cho da thường xuyên kể cả khi bệnh vừa hết hoặc chưa phát tác. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc và kem dưỡng ẩm. Người bệnh nên tham khảo kỹ các thành phần trong kem để tìm được sản phẩm phù hợp, không gây kích ứng
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Thường xuyên vận động
  • Tránh lo âu, stress, sinh hoạt hợp lý, ngủ đủ giấc để tăng sức đề kháng tự nhiên của cơ thể
  • Dùng thuốc (dù là thuốc bôi hay thuốc uống) cũng phải theo đúng chỉ định của bác sĩ da liễu

Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da

Tags: bác sĩ da liễubệnh da liễubệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không?bội nhiễm vi khuẩnkhoa Da liễu - Thẩm mỹ Danhiễm trùng daviêm da cơ địa có lây không
Share348SendSend
Previous Post

Phân Biệt Bệnh Zona và Bệnh Viêm Da Tiếp Xúc?

Next Post

Cần làm gì khi bị viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt?

Related Posts

Bệnh Da Liễu

Nói chuyện với bệnh nhân về các bệnh lây truyền qua đường tình dục

by Quý
28/02/2023
0

Các bác sĩ da liễu thảo luận về các kỹ thuật “phỏng vấn” để lấy tiền sử tình dục và...

Read more

Bác sĩ của bạn: Viêm quầng là bệnh gì?

06/02/2023

Thưởng Tết Quý Mão 2023 cho nhân viên, các cơ sở y tế trên địa bàn TP.HCM khởi sắc

02/02/2023

Nhiều ca biến chứng do chăm sóc da tại cơ sở không đạt chuẩn

14/01/2023
Load More
Next Post

Cần làm gì khi bị viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt?

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

by Quý
27/03/2023
0

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phương Thảo, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y...

Read more

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM