• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEINE HUYẾT TƯƠNG TRÊN BỆNH NHÂN MỤN TRỨNG CÁ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG ISOTRETINOIN UỐNG

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

(Tóm lược từ đề tài đạt giải Nhất trong Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Tuổi Trẻ các trường Y-Dược Việt Nam lần thứ XIX-năm 2018)

Xem thêm

Gội đầu ban đêm là nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu?

Nói chuyện với bệnh nhân về các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bệnh nấm da đầu là bệnh gì?

Bé gái tuổi vị thành niên bị mụn trứng cá thường sẽ bị béo phì

Người thực hiện: ThS.BS. Trần Thị Thúy Phượng
Người hướng dẫn: TS.BS. Lê Thái Vân Thanh

Mụn trứng cá là một bệnh lý da phổ biến, có thể có đến 85-100% thanh thiếu niên gặp phải tình trạng bệnh lý này. Mụn trứng cá nặng hay mụn trứng cá dai dẳng không được điều trị có thể để lại các di chứng trên da như sẹo lõm hay sẹo lồi. Mụn trứng cá tuy không ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nhưng lại ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mụn và những di chứng của mụn đặc biệt là ở vùng mặt, gây mất tự tin trong giao tiếp trong cuộc sống cũng như trong công việc. Chính vì vậy, nhu cầu điều trị mụn trứng cá ngày càng là nhu cầu của nhiều bệnh nhân. Theo thống kê của bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh năm 2006, bênh nhân mụn trứng cá chiếm 17,97% tổng số bệnh da đến khám, chỉ đứng sau bệnh Chàm. Nói về điều trị mụn trứng cá, isotretinoin uống là thuốc duy nhất tác động lên tất cả các cơ chế sinh mụn đi cùng với sự giảm kích thước tuyến bã và giảm tiết bã nhờn vượt trội so với các phương pháp điều trị giảm tiết bã nhờn khác. Vì vậy đây là một thuốc điều trị mụn hiệu quả, được chỉ định trong điều trị mụn nặng và mụn trung bình không đáp ứng điều trị thông thường. Trên thực tế tỉ lệ sử dụng isotretinoin uống trong điều trị mụn trứng cá và việc lạm dụng isotretinoin uống trong chăm sóc da nói chung ngày càng gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, isotretinoin lại gây nhiều tác dụng phụ lên da niêm, cơ xương, mắt, hệ thần kinh trung ương và một vài tác dụng chuyển hóa như rối loạn lipid máu, tăng nồng độ men Alanin aminotransferase (ALT) và Aspartate aminotransferase (AST). Trong một số nghiên cứu mới gần đây, isotretinoin uống gây ra tình trạng tăng nồng độ homocysteine máu. Homocysteine là acid amin có chứa lưu huỳnh bắt nguồn từ methionin. Tăng homocysteine máu có liên quan đến các bệnh lý thuyên tắc mạch máu, suy giảm chức năng nhận thức và sa sút trí tuệ. Vì vậy, sử dụng isotretinoin với liều lượng phù hợp nhằm tăng hiệu quả và giảm tác dụng phụ là điều đang được quan tâm nghiên cứu. Gần đây có một số nghiên cứu báo cáo về sự an toàn khi sử dụng isotretinoin uống, theo đó, sử dụng isotretinoin uống với liều thấp (< 0,5 mg/kg/ngày) không để lại tác dụng phụ đáng kể lên các rối loạn chuyển hóa. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào trên thế giới về rối loạn homocysteine máu ở bệnh nhân mụn trứng cá điều trị isotretinoin liều thấp. Vì thế chúng tôi thực hiện nghiên cứu đánh giá nồng độ homocysteine huyết tương trên bệnh nhân mụn trứng cá được điều trị bằng isotretinoin uống.

Một nghiên cứu theo dõi dọc được tiến hành trên các bệnh nhân mụn trứng cá điều trị tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Các bệnh nhân tham gia nghiên cứu được bác sĩ chuyên khoa da liễu khám lâm sàng rồi lấy máu để định lượng nồng độ homocysteine huyết tương. Tại thời điểm 6 – 8 tuần điều trị và 10-12 tuần điều trị, các bệnh nhân được khám đánh giá lại, lấy máu để định lượng lại nồng độ homocysteine huyết tương bằng công nghệ miễn dịch hóa phát quang trực tiếp tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy, sau 6-8 tuần điều trị với isotretinoin uống liều thấp (< 0,5 mg/kg/ngày), nồng độ homocysteine huyết tương tăng có ý nghĩa so với trước điều trị. Điều này cũng được báo cáo trong một vài nghiên cứu trước đây. Trong các nghiên cứu này, nồng độ homocysteine máu tăng so với ban đầu sau khi bệnh nhân được điều trị isotretinoin uống ³ 0,5 mg/kg/ngày trong 45 ngày hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, với isotretinoin liều thấp, nồng độ homocysteine huyết tương sau điều trị của các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi không cao hơn ngưỡng giới hạn bình thường của homocysteine trong máu (15mg/l). Nồng độ này có thể được xem là trong giới hạn bình thường về mặt sinh học. Tiếp tục theo dõi đến 10-12 tuần điều trị, nồng độ homocysteine huyết tương tiếp tục tăng nhưng vẫn nằm trong giới hạn bình thường của homocysteine máu. Khi đánh giá mối liên quan giữa sự tăng homocysteine với liều isotretinoin điều trị, chúng tôi nhận thấy sự thay đổi nồng độ homocysteine huyết tương tương quan thuận với liều isotretinoin trung bình, nghĩa là liều isotretinoin càng cao thì sự thay đổi homocysteine càng lớn. Đồng thời, những bệnh nhân điều trị isotretinoin với liều ≥ 0,44 mg/kg/ngày có nguy cơ tăng homocysteine cao hơn gấp 4,15 lần so với bệnh nhân được điều trị với liều isotretinoin <0,44 mg/kg/ngày.

Như vậy, theo kết quả của nghiên cứu này, bệnh nhân sử dụng isotretinoin liều thấp nhỏ hơn 0,44 mg/kg/ngày không bị thay đổi nồng độ homocysteine huyết tương đến mức ảnh hưởng về mặt sinh học. Vì vậy, trong quá trình điều trị bằng isotretinoin liều thấp, nếu bệnh nhân có nồng độ homocysteine trước điều trị nằm trong giới hạn bình thường, thì bác sĩ lâm sàng không cần thiết phải theo dõi nồng độ homocysteine huyết tương trong quá trình điều trị khoảng 10-12 tuần. Tuy nhiên khi điều trị liều cao hơn hay thời gian dài hơn thì cần chú ý nguy cơ tăng homocysteine máu và đây là tiền đề cho nghiên cứu sau này để làm rõ hơn về vấn đề này.

 

Tags: đề tàinghiên cứu khoa học
Share348SendSend
Previous Post

TƯ VẤN SỬ DỤNG KEM CHỐNG NẮNG

Next Post

NHIỀU CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ Y HỌC ĐƯỢC TRAO GIẢI

Related Posts

Tổng hợp tin Y tế

TỈ LỆ MANG ALEN HLA-B*58:01 TRÊN BỆNH NHÂN GOUT DỊ ỨNG DA DO ĐIỀU TRỊ ALLOPURINOL

by Quý
08/05/2020
0

Allopurinol đang được sử dụng rộng rãi trong điều trị gout, đồng thời là thuốc hàng đầu gây dị ứng...

Read more

NỒNG ĐỘ LEPTIN VÀ LIPID MÁU TRÊN BỆNH NHÂN VẢY NẾN MẢNG

08/05/2020

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN VẢY NẾN MỦ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TPHCM

08/05/2020

NHIỀU CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ Y HỌC ĐƯỢC TRAO GIẢI

08/05/2020
Load More
Next Post

NHIỀU CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ Y HỌC ĐƯỢC TRAO GIẢI

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

by Quý
27/03/2023
0

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phương Thảo, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y...

Read more

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM