• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Bệnh phong – bệnh lý da và hệ thống thần kinh ngoại biên

BS.CKII Phạm Đình Lâm

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Bệnh phong là một bệnh lý gây nỗi ám ảnh cho con người suốt nhiều thập kỷ khiến da và hệ thống dây thần kinh chịu nhiều tổn thương nghiêm trọng, thậm chí tàn phế suốt đời và chịu nhiều thiệt thòi khác cả về thể chất lẫn tinh thần.

Xem thêm

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Tổng quan chung về bệnh phong

Bệnh phong (leprosy) là căn bệnh truyền nhiễm mạn tính do vi khuẩn Mycobacterium leprae gây ra

Bệnh phong (leprosy), hay còn có tên khác là hủi, phong cùi, bệnh Hansen.., là căn bệnh truyền nhiễm mạn tính do vi khuẩn Mycobacterium leprae gây ra, chủ yếu biến hoá bệnh lý ở da thịt và hệ thống thần kinh ngoại biên.

Biểu hiện lâm sàng là tổn thương da, các sợi thần kinh to lên, tổn thương thần kinh gây mất cảm giác nên dễ bị tổn thương do không cảm nhận được các vật nóng, vật nhọn gây các vết thương lở loét, nếu nghiêm trọng có thể gây tàn phế bàn tay, bàn chân. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến các dây thần kinh của tứ chi, da, niêm mạc mũi và đường hô hấp trên.

Phong là một trong những căn bệnh lâu đời nhất trong lịch sử, được nhắc đến lần đầu vào khoảng năm 600 TCN. Bệnh phổ biến ở những nơi có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Tại Việt Nam hiện có từ 120.000 đến 150.000 ca mắc bệnh, tỷ lệ mắc bệnh 1/100.000 dân.

Nếu mắc bệnh, da thịt lở loét, nặng hơn vết thương lõm vào da thịt. Lông mày rụng, mắt lộ ra, thanh quản bị lở nên giọng nói khàn. Người bệnh mất cảm giác nóng, lạnh và đau ở một vài bộ phận trên cơ thể do dây thần kinh bị nhiễm trùng. Sau đó các bắp thịt tiêu đi, gân cốt co làm hai bàn tay co quắp, nếu nặng ngón tay ngón chân rụng dần.

Trước kia, bệnh phong là bệnh nan y nên mọi người khiếp sợ. Thực ra bệnh chỉ lây khi tiếp xúc lâu dài với các thể phong nặng (phong hở) như phong ác tính, phong đang tiến triển, chảy nước mũi nhiều và có tổn thương lở loét ở da, ở bàn tay, bàn chân. Các thể phong nhẹ khác như phong bất định, phong củ ít có khả nǎng lây nhiễm hơn.

Bệnh phong không di truyền và có thể chữa khỏi. Cơ chế lây nhiễm của bệnh phong vẫn chưa được hiểu thấu đáo, tuy nhiên, nếu người bệnh đã bắt đầu điều trị, khả năng truyền bệnh của họ giảm tới 99%. Đồng thời, khoảng 95% dân số có miễn nhiễm tự nhiên với bệnh này. Tỷ lệ lây giữa vợ chồng chỉ là 2 – 3%.

Nguyên nhân phát sinh bệnh

Thủ phạm gây bệnh là vi khuẩn Mycobacterium leprae (ML).

Thủ phạm gây bệnh là vi khuẩn Mycobacterium leprae (ML). ML phân bố tương đối rộng khắp bên trong thân thể, như nơi có hệ thống nội bì hình dạng lưới như da thịt, màng nhầy, hệ thống thần kinh ngoại biên, hạch bạch huyết, lá lách, gan, tuỷ xương, tuyến thượng thận, phần não trước mắt… ML dễ dàng xâm lấn và tồn tại, trong dịch máu chung quanh và cơ vân ngang.

Truyền nhiễm do tiếp xúc trực tiếp thương tổn da thịt và màng nhầy có chứa vi khuẩn ML trên người bệnh. Truyền nhiễm gián tiếp như tiếp xúc áo quần, chăn đệm, khăn tay, đồ ăn, đồ dùng cá nhân… của người bệnh.

Khả năng truyền nhiễm gián tiếp là rất thấp. Một trong những yếu tố quan trọng nhất là sức đề kháng của cơ thể, nếu khỏe mạnh, nguy cơ lây nhiễm không đáng kể, thậm chí có thể miễn nhiễm với khuẩn Mycobacterium leprae.

Về điều trị

Tiêu chí quan trọng trong điều trị bệnh phong là phát hiện và chữa trị bệnh sớm, đúng và đủ liều. Để hạn chế kháng thuốc, hiện người ta trọng tâm tới liệu pháp phối hợp dùng nhiều tầng thuốc (MDT), tức là dược phẩm hoá học kháng bệnh phong kết hợp trị liệu.


Dapsone (DDS) là dược phẩm hoá học chọn lựa đầu tiên. Tác dụng phụ có thiếu máu, viêm da do thuốc, giảm thiểu tế bào hạt và làm cản trở chức năng gan và thận… Do xu hướng ML kháng dapsone, nên chọn dùng liệu pháp kết hợp sẽ làm tăng hiệu quả. Ngoài ra có thuốc Clofazimine (B633), Rifampicin (RFP) có tác dụng sát diệt nhanh và hiệu quả khuẩn ML.

Hiện y học đang nghiên cứu dùng vắc-xin sống BCG làm chết thêm vi khuẩn Mycobacterium leprae, dùng đồng thời với hoá học trị liệu kết hợp. Trị liệu phản ứng phong, dùng các loại thuốc như thalidomide, corticosteroid, clofazimine, và thuốc kháng histamin cũng phát huy tốt đối với bệnh phong.

Do bệnh gây lở loét nên việc phòng ngừa và ngăn chặn nhiễm khuẩn là rất quan trọng. Nên nghỉ ngơi thích hợp, ăn uống cân bằng, đủ chất, tăng cường tập luyện, vật lý trị liệu, châm cứu…

Một điều nên nhớ, để phòng tránh bệnh phong hiệu quả, chúng ta phải nắm được con đường lây nhiễm. Thông thường, vi khuẩn gây bệnh lây lan từ người này sang người kia qua hệ hô hấp hoặc khi bạn tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Khi tiếp xúc trực tiếp nên mang trang bị phòng hộ, tránh dùng chung vật dụng cá nhân, bát đũa, cốc uống nước, bàn chải… với người nhiễm bệnh.

Tags: bệnh phongBS.CKII Phạm Đình Lâm
Share348SendSend
Previous Post

Ung thư biểu mô tế bào đáy

Next Post

Phương pháp đốt điện thúc đẩy quá trình tái tạo sắc tố ở bệnh bạch biến

Related Posts

Các Bệnh Da Khác

Một số bệnh về da thường gặp ở người cao tuổi

by Quý
18/02/2021
0

Khi tuổi cao, sức đề kháng suy giảm nên chức năng của mọi thứ cơ quan trong cơ thể giảm...

Read more

7 loại vitamin giúp cho làn da tươi sáng

07/02/2021

Nhọt và điều trị nhọt

04/02/2021

Bệnh da nghề nghiệp dưới lăng kính bác sĩ da liễu

20/01/2021
Load More
Next Post

Phương pháp đốt điện thúc đẩy quá trình tái tạo sắc tố ở bệnh bạch biến

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

by Quý
27/03/2023
0

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phương Thảo, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y...

Read more

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM